cách xem đầu gà đòn, gà chọi, đầu gà toàn tập, chân gà chọi, chân gà đòn, xem gà hay, xem gà đẹpViết lúc 4:29 chiều 08/12/2011
81. Phụng đuôi điểm rất ân cần, 82. Quăn lông xoắn mã trông bần mà thương. 83. Kê kia phản vỹ nhiều đường, 84. Đặng xem cho biết "tứ thương khứ đà". Ðuôi phụng như đã nói trên là đuôi dài chấm đất. Ngoài ra, có các loại lông đuôi đặc biệt sau đây:
Nguyệt cung: lông đuôi có nhiều khúc trắng như trăng lưỡi liềm.
Bạch linh: Lông đuôi có một sợi trắng không đen chỗ nào
Lông mã là lông ở hai bên hông của gà. Lông mã cứng như xương nên gọi là thép. Gà cựa mà có mã dài, rậm và có mũi nhọn như kim thì đó là con gà chiến. Lông mã mà có vài cọng xoắn lại như hình vẽ này thì lại càng dữ tợn. Mã có nhiều màu sắc khác nhau "tạp sắc" thì không hay. Nhưng nếu có chấm nhỏ li ti thì tuyệt.
Phản Vỹ: Ðuôi có vài sợi lông quăn lại như tóc uốn. Khi kéo thì thẳng ra, khi buông tay thì lại quăn trở lại như lò xo.
Tứ Thương Khứ Ðà ?????????
Hôm nay chúng ta tìm hiểu về triều thiên của các vị vua.
85. Một hai mão thủ xem qua, Tả quân Lê Văn Duyệt đã từng mô tả mồng gà như mão quan. Phàm trời đất đã xếp đặt cho con gà tài có một chiếc mão oai phong phù hợp với tài năng của chúng.
ML đã từng được xem qua diện mạo của hai con gà xuất chúng thì cả hai đều có mão xếp từng lớp đổ về phía mỏ như vương miện của Tần Thuỷ Hoàng.
86. Dáng to mà ngã bất là chỉ thiên. 87. Anh hùng chẳng ngã chẳng nghiêng, 88. Chấn trên mồng thủ trung kiên thăng trời. Mồng gà có gốc từ mỏ và mọc về sau đầu. Nhưng nếu gà có gốc mọc từ trên đầu và đổ về phía trước mỏ thì không gọi là mồng mà gọi là Mão.
Con gà này có mão từng lớp đổ về phía mỏ. Gà có mão là Vương Kê, có phong cách đường đường là một Chúa Công, tài trí một trời một vực.
Mồng gà như hình tam giác có đỉnh nhọn chỉ lên trời thì gọi là mồng chỉ thiên. Gà có mồng thẳng không nghiêng mé tả hoặc mé hữu được cổ nhân ưa chuộng và liệt vào hạng anh hùng.
Trong các loại mồng gà thì mồng dâu là thường gặp nhất. Mồng dâu không to cũng không nhỏ, nó có từ ba hoặc bốn cạnh trở lên và thường ngay thẳng.
Một loại mồng khác là mồng trích. Mồng như mồng chim trích, thường thì mồng này trệt xuống. Gà mồng trích đá nhanh.
Mồng lá chỉ có nơi gà cựa. Gà mồng lá đá hăng dữ nhưng nếu không hạ địch thủ trong ba nhang đầu thì càng về khuya càng dễ thua.
Mồng Hoa Gà có mồng như cánh hoa nhiều cánh xếp lại. Nếu mồng này mà đổ về trước thì chẳng khác gì mão quan. Các Hành Giả khi đá gà mà gặp đối thủ có mồng xếp lớp đổ về trước như con này thì nên cẩn thận.
89. Lại thêm hàm kéc lá đôi, Hàm kéc lá khoé miệng sâu rộng như miệng kéc. Gà có khoé miệng sâu thì mạnh mỏ và khi mổ thì bám rất chắc.
Mỏ lá đôi hay mỏ "ba lá" là loại mỏ có hai rãnh ở bên hông mỏ. Nhìn từa tựa như mỏ được ghép lại bởi hai phần.
Các Hành Giả có thể bấm vào hai link sau đây để xem thêm hình chụp của gà mỏ đôi: http://i1208.photobucket.com/albums/cc363/ganoi25/DaoKe/dkbg89a.jpg - Mỏ đôi 1. Và đây: http://i1208.photobucket.com/albums/cc363/ganoi25/DaoKe/dkbg89b.jpg - Mỏ đôi 2
90. Mỏ xuôi mà đoản chính tôi anh hùng. Mỏ gà càng dài thì càng yếu. Càng cong thì càng chậm. Mỏ xuôi mà đoản là mỏ thẳng và ngắn. Mỏ xuôi và hơi cong vừa phải là tốt nhất. Mỏ như mỏ chim sẽ thì cắn nhanh đớp lẹ khiến đối phương không kịp né tránh.
Mỏ nhỏ mà dài thì yếu Mỏ cong thì chậm
91. Túc trường có thể hình cung, Ðùi gà và quản gà cong theo hình cung là tốt nhất.
Ðùi gà và quản gà thẳng băng như cây cột thì không tốt, không tốt.
Quản cong hình cung nhưng đùi thẳng băng 90 độ như cột nhà là không tốt. Dễ bị ngã ngửa.
Gà có thế đứng hai đầu gối chụm lại và hai bàn chân xoạc rộng như hình này thì đá đòn không ngay.
92. Đại song đại lép tài trung văn toàn. 93. Nở đùi ngắn quản thì ngoan. Ðại song đại lép là nói về quản gà, còn gọi là chân, cán, cặp giản v.v. Quản gà mà to thì gà đá chậm, mau mệt. Quản gà lép gầy xương xẩu là tốt nhất. Đá lâu mệt, đứng nước khuya tốt.
Ðùi gà phải nở nang to bằng thân hoặc lớn phình lớn hơn thân mới tốt. Nếu ta nhìn từ phía trước mà thấy đùi gà phình to hơn thân thì tốt.
Ðùi gà phải nở theo hình bầu dục. Ðùi tròn xấu, đòn yếu kém.
94. Hậu trên nở dưới thắt ngang cán thần. Quản gà mà thắt lại khúc giữa thì tốt. Thắt quản không có nghĩa là quản bị cong. Quản ngay thẳng như mũi tên nhưng thắt lại ở đoạn giữa.
Như hình vẽ thì quản gà tại A và C đều lớn bình thường nhưng đoạn B bị thắt lại.
95. Cán thần cứ một mà phân, 96. Đùi hai trên dưới bất cân mà tài. Ðùi gà phải dài gấp đôi quản gà. Ðùi hai quản một theo như câu "Lưỡng túc tam phân" là đúng sách vở.
Ðùi gà là phần quan trọng vì sức mạnh của cú đá được phát xuất từ đùi. Ðùi gà to và dài thì sức mạnh nhân đôi.
Bế gà lên, gập chận lại như hình vẽ và tính từ chậu lên tới gối là phần quản. Nếu chậu gà của bạn chỉ dài tới nửa phần đùi thì bạn đã có một con gà "Lưỡng túc tam phân".
có bài vè về xem tướng gà nè: Đầu Công, Mình Cốc, Cánh Vỏ Trai
Đùi dài, Quản ngắn chẳng sợ ai
Chân khô, Mặt gân ấy mới tài Đầu Công , Mình Cốc, Cánh Vỏ Trai Quản ngắn, đùi dài chẳng sợ ai Khô Chân, gân Mặt ấy gà tài hay Tía chân khô , ô chân ướt hoặc Xám lông khô , ô lông ướt .....
Đại loại đó là những câu kết thúc kinh nghiệm dân gian, được truyền miệng nhau từ đời này qua đời khác , khi tôi còn bé tí nuôi gà chọi thì cũng đã thuộc được mấy câu như vậy rồi. Như vậy những câu nói dân gian như vậy cũng trùng lặp với Đạo kê của bác ML. Nguyên văn bởi gachoihnKiểm nghiệm qua những con gà của mình nuôi và ra sới gà nhiều tôi thấy những gì trong đạo kê cuả Bác ML nói nhiều cái đúng (tất nhiên không phải cái gì cũng đúng gà chọi mà): Ví dụ như mào gà nó thể hiện tính anh hùng của nó nhiều lắm, tôi đã chứng kiến những trận gà kết nhưng có một trận làm tôi nhớ , đó là sới làng Vạn Phúc Hà Đông , 1 con gà bịp chân xanh cực hay nhìn đã biết gà kết mang từ Quảng Ngãi ra gặp 1 con gà mơ tía chân vàng của Gia Lâm - Hà Nội, gà bịp là con gà đi trên rất mau đòn , ra toàn đòn nặng rất đau lại còn toàn đánh đòn điểm (chỉ điểm vào hầu , đầu , mặt) nên mới hồ 5 gà mơ tía mù 1 mắt , đầu xưng to, 2 lỗ tai xưng phồng, loạng quạng (phải nói gà mơ cũng là con gà kết nên mới đứng vững tới hồ 5) gà bịp biết vậy toàn nhằm mang tối (bên mắt mù) của gà mơ mà đánh nên gà Mơ càng khó tránh đòn, ai cũng nghĩ gà bịp sẽ thắng chỉ riêng chủ gà mơ (1 bố già) là vẫn bình thản như không, mặt lạnh te bởi vì đến hồ 9 thì con gà bịp bỏ chậy chỉ với mấy cái trả đòn nhạt chân của gà mơ mặc dù gà mơ đã bê bết máu và đứng không vững. Về sau tôi mới nghe lỏm được bố già ấy nói với mấy đứa con hay cháu gì đấy là gà mình kém tài hơn họ nhưng nhìn thì thấy gà họ có cái mào hèn và cặp mắt nhớn nhác lắm, không thể đứng khuya hồ với gà mình được, gà mình lại là con gà khuya hồ và lỳ đòn nên chấp nhận ghép gà (lúc đầu nhiều người can là gà kết mang từ Quảng Ngãi ra đấy đừng nghép). Từ đấy về sau tôi không bao giờ thích nuôi gà có mào xấu và rất kị gà tông hèn ... Xin bác ML tiếp đi nhé, bọn tôi cảm ơn bác rất nhiều lắm, chắc cũng chỉ vì niềm đam mê mới giúp bác làm việc này thôi . Theo như sách vở thì gà có cựa lung lay là gà quý. Nhưng gà tre có cựa lung lay thì mình cũng chưa gặp qua.
Còn như gà đòn mà có cựa lung lay thì không biết là có đá được không nhỉ ? Này gachoihn, Mộng Lang rất thích câu chuyện đá gà của thí chủ. Thí chủ có nhiều kinh nghiệm đá gà vậy nếu rảnh thì cứ thỉnh thoảng thuyết pháp cứu độ chúng sinh nhá.
Cuối tuần Mộng Lang mới gởi bài lên được. Hôm nay bận nghiên cứu Ðạo Kê vẫn chưa xong. Hẹn cuối tuần sẽ đăng. Chúc quý Hành Giả một cuối tuần an lạc.
--------------------------------------------------------
Tiếp tục Kê Đạo........
97. Nhìn xa ngón ngọ thấy dài, 98. Sát trung cang điểm là hai thứ quà, Sát Cang Điểm và Trung Cang Điểm đều nằm ở ngón Ngọ. (còn gọi là ngón Chúa). Ngón Ngọ là ngón chân dài nhất trong bốn ngón. Có sách không gọi là Cang Điểm mà gọi là Cân Điểm và Can Điểm.
Trung Cang Điểm là ngón Chúa cứ cách hai vảy lại có một điểm đốm khác màu đóng vào như vệt chấm. Gà có vảy này thì tài nghệ nghiêng trời lệch đất.
Trung Cang Điểm cuồng kê thường hạ địch thủ ở nhang thứ nhất. Ít có con nào sống sót qua nhang thứ hai.
Sát Cang Điểm, hay Sát Cân Điểm là ngón Ngọ có hai điểm đốm ở hai vảy sát nhau. Gà có vảy này thì đá tới tấp như hung thần. Cuồng kê này đá khắp mình mẩy đối phương không chừa chỗ nào.
99. Ngực gà cũng thể nhìn qua. 100. Gặp như thực tả "quý kê" hẳn là. 101. Hẳn là giống ấy văn gia, 102. Đa mưu chiến lược tài ra tật nguyền. Gà có "trữ thực tả" là gà có bầu diều bên trái. Bình thường thì mọi con gà đều có bầu diều bên phải. Những con gà trữ thực tả thì rất hiếm và có ẩn tài. Tiện có con "trữ thực tả kê" này thì Mộng Lang xin "tả" kỹ thêm về đôi chân của một con gà đòn. Theo như kinh sách thì gà chọi phải có cặp đùi to bằng hoặc to hơn thân mình của nó. Ta có thể đứng phía trước và xem xét nếu thấy cặp đùi nở to bằng hoặc hơn thân mình của nó thì đó là cặp đùi tốt. Qúy Bồ Tát cần lưu ý thêm là quản (phần chân từ chậu đến gối) gà phải nhỏ và thẳng thì mới tốt. Quản to và mập thì xấu.
103. Lưỡi đầu lưỡng chẽ đã duyên, 104. Lại thêm lưỡi thấp lưỡi chuyên như rùa. 105. Gà này giống tỏ con vua, 106. Điểm đen đầu lưỡi bất thua "kê thần". 107. Như trên đã kể ân cần, 108. Kẻo rằng chẳng đặng xa chân thời phiền. Lưỡi đầu lưỡng chẽ (lưỡng thiệt) là đầu lưỡi của gà chia đôi thành hai lưỡi. Gà này rất quý.
Gà có lưỡng thiệt thì lưỡi bị chẻ ra như hình 1. Gà có bớt đen ở đầu lưỡi cũng được liệt vào hạng gà qúy không thua "kê thần" như hình 2.
Lưỡi thấp (Đoản thiệt) hay lưỡi rùa là gà có lưỡi nhưng rất cụt như hình vẽ. Theo như kinh sách thì gà lưỡi rùa miệng rất hôi thối.
Đoản thiệt kê đựơc xem như Hoàng Thái Tử vì có tài nghệ áp đảo quần thần.
109. Bấy lâu tướng vảy bất duyên, 110. Cùng xin xuất hết chinh chuyên "Đạo gà". 111. Đạo gà như thể trăm hoa, 112. Biết đâu mà kể vảy xa vảy gần. Thú chọi gà được Sử Ký đề cập đến tại xứ ta ít nhất là từ cuối thế kỷ thứ mười ba vì khi quân Nguyên xâm lấn nước ta thì Thái-Sư-Thượng-Phụ Hưng Đạo Đại Vương có khiển trách binh sĩ và các tì tướng của ngài về tội mê chọi gà.
Nước ta có chiến tranh triền miên. Khi Pháp chiếm kinh thành Huế thì đã thiêu rụi thư viện quốc gia. Kinh sách, tài liệu hiếm quý phút chốc tan biến thành khói. Có thể là các pho sách bị đốt bao gồm những tài liệu thơ phú liên quan tới Đạo Kê của cổ nhân.
"Đá như trong Kinh" - Người xưa dày công nghiên cứu kê pháp và xem nó như nghề nghiệp. Ðạo Kê (Gọi là Kê Ðạo theo cách đọc của Hán văn hoặc Ðạo Kê theo lối đọc của Việt văn) là Đạo, là Nghiệp có lẽ vì nó đòi hỏi sự hiểu biết có bài bản.
thay đổi nội dung bởi: vnreddevil, ngày 19-10-2011 lúc 06:13 AM Lý do: sửa font Mã Nguồn http://www.diendancacanh.com/forum/showthread.php?83994-%C4%90%E1%BA%A1o-k%C3%AA-di%E1%BB%85n-ngh%C4%A9a-b%C3%ACnh-gi%E1%BA%A3i - http://www.diendancacanh.com/forum/showthread.php?83994-%C4%90%E1%BA%A1o-k%C3%AA-di%E1%BB%85n-ngh%C4%A9a-b%C3%ACnh-gi%E1%BA%A3i
113. Xa gần nó ở ngoài chân, 114. Lộ dung hình dữ nên phân thế này. 115. Con nào đá cựa đá tầy, 116. Đá ngang đá dọc đá rày chẳng kiêng. 117. "Vy đao" "yểm địa" "thắt biên", 118. Thì ra vảy ấy bất kiêng bất nhường. Theo tài liệu của mình thì Giáp Vy Đao không phải là những vảy nhỏ của hàng thới đi lên mà là vảy của hàng Quách (còn gọi là hàng Nội). Giáp Vy Đao có mũi nhọn như mũi dao chỉa vào cựa. Giáp Vy Đao phải có từ ba mũi trở lên. Nếu chỉ có hai mũi thì nó có tên làSong Phủ Đao.
Chiến kê có Giáp Vy Đao ra đòn ác độc sát phạt tới tấp dọc ngang khiến đối phương không kịp thở.
Vảy Yểm Ðịa là một vảy nhỏ dặm thêm vào của ngón Ngọ sát chậu. (cẩn thận đừng lộn với vảy Ẩn Ðịa).
Trong phép xem vảy thì vảy nhỏ ăn vảy to. Vảy bên chân trái ăn vảy bên chân phải.
Yểm Ðịa đóng cả hai chân thì gà có tài hạ địch thủ trong nhang đầu. Nhưng quý Bồ Tát cũng biết rằng khi hai con gà tài gặp nhau thì cuộc đấu có thể sẽ không kết thúc nhanh chóng mà trái lại kéo dài vì những con gà có tài tấn công thường cũng có tài né tránh chịu đòn bền khuya.
Mình đã từng được nghe những mẩu chuyện kể về hai con gà tài đụng nhau mà mỗi con đều đã có thành tích hạ đối phương trong nhang đầu lại không thể hạ được nhau cho tới nhang cuối để rồi hoà nhau nhưng khi về thì sáng ra cả hai đều lăn ra chết.
Người xưa giải thích rằng những con Thần Kê không phục nhau và chúng không bỏ chạy tuy trong mình mang nội thương và lục phủ ngũ tạng đã nát bấy nên sau khi kết thúc trận đấu thì quy tiên.
Quản gà mà có rãnh ở giữa tạo ra bởi hai hàng vảy Thành và Quách nổi cao lên như hình vẽ này thì gọi là Hàm Rập, vảy này tốt.
Hàm Rập đúng như Bebi mô tả nên còn gọi là "Lòng Ống Máng". Dâu Săn là vảy có mũi nhọn như mũi tên đâu lại với nhau trông giống như hình hột bắp. Gà có vảy Dâu Săn đá đau đòn lắm. Tiếp theo là phần khảo sát về vảy hậu.
No Hậu Theo như các Sư Kê lão luyện thì họ chú ý tới hàng hậu nhiều hơn là hàng tiền. Nếu hàng tiền đựơc xem như hàng vảy chứa đựng tài nghệ cho các đòn tấn công thì hàng hậu được xem như hàng thủ thế của gà. Tiền tốt mà hậu bần thì hỏng. Hậu tốt mà tiền bần thì vẫn có thể xài tạm.
Gà có hàng hậu no nê và chạy dài từ gối xuống tới cựa hoặc sâu hơn đều được xem là tốt. Con nào vảy hậu xuống không tới cựa hoặc nát hoặc khiếm khuyết đều bị loại bỏ.
119. Thất hậu đoản thẳng một đường,
Đoản Hậu Vảy hậu xuống chưa tới cựa như hình vẽ này thì xấu, không nên đem ra Kê Trường.
120. Lại thêm chia gối chán chường ối a !
Nát Gối Hàng hậu xuống tới hoặc quá cựa nhưng sát gối mà nát như hình vẽ này thì cũng xấu. Không dùng được.
Kém Hậu Hàng hậu xuống tới cựa nhưng vảy hậu nhỏ lăn tăn yếu ớt như hình vẽ thì được xem là kém hậu, cũng không nên dùng.
Khai Hậu Hàng hậu có một vảy nứt ra cũng không xài được ngoại trừ hai trường hợp sau đây:
1. Bể Biên Hàng Quách cũng có một vảy bể ra thì gọi là "Bể Biên Khai Hậu" là cậu gà nòi. Ấy là điềm lành. Bể biên đây không phải là bể hàng biên mà là một vảy ở hàng Quách bể ra. Bể hay khai cũng đồng nghĩa. Câu "Bể biên khai hậu" hơi tối nghĩa và dễ hiểu lầm. Phải chi sách vở gọi là "Bể Quách Khai Hậu" thì ít có ai hiểu lầm.
2. Quấn Cán Kê Kinh có chép: "Rằng mà khai hậu nhỏ to Mà có quấn cán chẳng lo chút nào."
Hàng tiền có thêm một vảy Vấn Cán, (còn gọi là Quấn Cán). Vảy vấn cán là một vảy dài vấn ngang quản từ Thành qua Quách. (Tựa như vảy Án Thiên hoặc Phủ Ðịa nhưng địa điểm là từ hàng vảy thứ tư trở xuống và trên cựa.)
Đa Hậu Hàng hậu xuống tới cựa nhưng bị chia ra thành hai hoặc ba hàng vảy thì thất cách nên còn gọi là thất hậu
Bác Mộng Lang, coi trong sách của bác có nói về vảy Tam Tần không? QNC không rành ve drawing lắm nên không thẻ vẽ cho bà con coi được. Tam Tần la hàng vảy độ của con gà hai chân đều có 3 hàng chạy đều từ trên xuống. Những con gà này rất khôn, dân Sài Gòn thường hay nói là: Tránh, Né, Canh, Cặp.
Bác cỏ thể bình luận thêm về vảy này nhé -------------------------------------------------------------------
Tiếp tục kê kinh diễn nghĩa thì:
121. Ai ơi áp khẩu chỉ ra, 122. Tài hay lụn bại thêm là phí công. Có hai tài liệu về vảy Áp Khẩu. Theo nhiều tác giả danh tiếng (Mộng lang xin tạm giấu tên) thì vảy Áp Khẩu là ở ngón Thới có một hàng vảy bình thường đột nhiên có một vảy chia đôi thành hai vảy. Nhưng tài liệu hình vẽ vảy áp khẩu như vậy không đúng như Kê Kinh.
Tài liệu thứ hai về vảy Áp Khẩu của tác giả Vũ Hồng Anh thì vảy Áp Khẩu là đường chỉ chẻ ra và sổ dài từ gối xuống chậu và đổ ra rãnh giữa ngón Nội và ngón Chúa (điểm B) hoặc sổ xuống rãnh giữa ngón Chúa và ngón Ngoại (điểm A) theo như câu "hoặc ngoại hoặc chính trung tâm". Hình này Mộng lang vẽ phỏng theo hình của tác giả Vũ Hồng Anh.
Kê Kinh chép: Áp khẩu đường chém chẻ hai, Đóng trên các vảy xổ dài xuống ngay. Ấy vảy nó chỉ ra rày. Vảy ấy là nó như bày cây kim. Hoặc ngoại hoặc chính trung tâm, Nuôi thì tốn lúa lại thêm thua tiền.
Theo Kinh thì hình vẽ vảy Áp khẩu của tác giả Vũ Hồng Anh có phần chính xác hơn. Mộng lang xét thấy chính xác hơn chứ bản thân mình chưa từng thấy qua nên không dám kết luận. Theo như trong kinh thì vảy này là một đường chỉ chém băng qua các vảy như một cây kim. Có lẽ nó phải là một đường chỉ thẳng băng thì đúng như trong kinh hơn.
Gà có vảy Áp Khẩu là gà xấu, không thể đem ra trường được.
123. Đôi chân thủy được như sông, 124. Vảy khô như chết móng rồng phải kiêng. Vảy chân của gà chọi mỏng và trong như mặt nước sông thì ra đòn rất nhanh. Gà có vảy trong và mỏng thì dùng cho gà cựa thì tốt. Đối với gà đòn thì nên chọn vảy khô và lởm chởm như vảy gà chết vì gà có vảy khô tuy ra đòn chậm nhưng đá đau thấu xương.
Kê Kinh có câu: Bất câu xanh xám trắng ngà, Ðường đất cho nhỏ vảy mà cho trong....... Khai mương vảy dóng khô vi Chơn như gà chết võ thuần chẳng sai.
Vảy trong và mỏng thì đường đất phải cho nhỏ, vảy khô thì Thành và Quách phải nổi cao (còn gọi là hàm rập hoặc khai mương) thì mới tốt.
Cũng theo Kê Kinh thì: ...Vảy đóng cho mỏng chân dày phân ba Ngón dài nhỏ thắt tằm nga. Đường đất như chỉ đóng xà cựa kim. ......Cho hay là thể thuần văn Địch cùng võ thể mười phần toàn công.
Và: .....Vảy thời to kịch hình dung võ toàn, Đá thời động địa kinh thiên, Sánh cùng văn thể thủ thành đặng đâu.
Xem thế thì gà chọi có vảy khô như vảy gà chết thì thuộc dòng Võ. Gà có vảy mỏng và trong như mặt nước sông thì thuộc dòng Văn. Văn quan ăn võ quan. Tuy nhiên, tất cả còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác
Khi một con thần kê thác đi thì các Sư Kê thường giữ lại cặp chân gà để nghiên cứu. Chân gà chết lâu ngày thì thịt teo và vảy khô lởm chởm. Đoạn này mô tả vảy khô như vảy gà chết là vậy.
Mình không có tài liệu về móng rồng mà chỉ có tài liệu về vảy rồng thôi. Vảy gà xếp lên nhau theo hình thức "Nhân Tự" 人 là gà quý. Theo Hán văn thì:
Nhân = người Tự = chữ.
Gà có vảy nhân tự xếp lên nhau trông giống như Chưởng".
125. "Tam Tài" đòn quý đòn thiêng, 126. Nó hay quăng đá bất kiêng chẳng nề. Vảy Tam Tài đã được mô tả trong những trang trước. Ngoài ra, khi vảy phủ địa mà có ba cái thì nó đựơc gọi là Tam Tài Phủ Địa, 3 vảy Huyền Châm thì gọi là Tam Tài Huyền Châm v.v. Gà đá quăng là nạp đòn mà không cần phải núm đầu hay lông đối thủ.
127. Chân nào tứ trụ đa thê, 128. Đòn hay hiểm hóc vỗ về nước khuya, (Theo ít nhất là 2 danh sư thì vảy Tứ Trụ là 4 vảy giặm ngang cựa mà chia đều nhau, không vảy nào lớn nhỏ. Tài liệu vảy Tứ Trụ của các danh sư kém phần chính xác, hình vẽ chưa hợp lý, bổn Tự cần phái thuộc hạ đi nghiên cứu thêm.
129. "Lạc ma hàm cốc" cũng khuya, 130. Còn như ám chỉ ra tia độc đòn. Vảy Lạc Ma Hàm Cốc là một vảy có hình tròn thuộc hàng Quách nằm dưới cựa. Theo như Ðạo Kê thì gà có vảy này rất bền nước khuya.
Gà có vảy này ưa bay cao, đá mép, đá hầu và đá tạt rất giỏi.
Ám Chỉ tức là Nguyệt Ám Chỉ. Ðường chỉ này nhỏ xíu quấn ngang sát gối từ Quách qua Thành hình ánh trăng lưỡi liềm. Gà có chỉ này ra đòn độc địa na ná như phép Nhất Dương Chỉ của nhà họ Ðoàn . Chỉ này còn đựơc gọi là Chỉ Nguyệt Anh. Theo một vài danh sư thì gà có chỉ này rất may độ.
131. Xuyên thành hổ trảo nhiều con, 132. chém như dao cắt địch bon chạy dài. Xuyên Thành là hai vảy dưới cựa sát nhau của hàng Thành có đường nứt. Ðịa điểm của vày này là khoảng dưới cựa. Gà có Xuyên Thành tung đòn nặng nề đủ làm gãy cổ đối thủ.
Nếu vảy Xuyên Thành mà nằm ở hàng Quách thì nó có tên là Phả Công, (có nơi gọi là Tả Công). Gà có Phả Công chuyên đá tạt rất hung dữ.
Theo danh sư Phan Kim Hồng Phúc thì vảy hổ trảo là chân gà có vảy lốm đốm xanh, đen, hoặc đỏ. Gà có vảy này đá chắc đòn. Mộng lang không có tài liệu hình vẽ của vảy này.
133. Cẳng nào vấn án hoành khai, 134. Khôn lanh như chớp chẳng sai nhiều đường. Có ít nhất là 3 sự dị biệt giữa các danh sư về vảy Vấn Án Hành Khai.
Theo danh sư Huỳnh Ngọc Trảng thì vảy Vấn Án Hành Khai là 1 vảy vấn có 1 đường nứt ở giữa, vảy này nằm tại cựa hay từ cựa tới chậu thì tốt hơn nằm ở quản gà.
Xem ra thì vảy này gần giống vảy Lộc Ðiền Tự nhưng khác nhau ở đường đất chia đôi. Lộc Ðiền Tự có đường đất chia đôi. Vấn Án Hành Khai cũng có đường chia đôi nhưng chỉ là đường nứt.
135. "Hổ đầu" "hắc bạch" phải thương, Hổ đầu có thể là Hổ Ðầu Nhâm - ngón chúa có nhiều vết đốm khoang nhỏ li ti. Gà có Hổ Đầu Nhâm ra đòn cực mạnh từ nước hai đổ đi.
Ngoài ra, ngón chúa có một dặm nhỏ ở vảy đầu tiên sát móng thì gọi là Hổ Đầu. Cũng tại điểm này mà có vảy Nhân Tự thì gọi là Nhân Tự Ðầu Hổ. Tất cả đều là vảy của gà dữ.
Hắc tức là Hắc Hổ Thới. Các ngón của hai chân đều có móng trắng duy ngón Thới có móng đen cả hai chân thì gọi là Hắc Hổ Thới. Gà này giao tống mạnh.
Bạch tức Bạch Ðầu Chỉ. Tất cả các móng đều đen duy ngón chúa của cả hai chân có móng trắng. Gà có Bạch Đầu Chỉ có biệt tài song phi và đá tạt.
Vảy này gởi riêng cho Nhị Ca. Theo danh sư Huỳnh Ngọc Trảng thì Độ Tam Tằng là độ có hai hàng kẽm kèm theo hộ vệ hai bên. Một hàng kẽm ở bên hàng Quách và một hàng kẽm ở bên hàng Hậu.
Nếu nhìn từ sau cựa của gà và đi theo chiều kim đồng hồ vòng ra phía trước thành một vòng tròn thì chúng ta sẽ có những hàng vảy như sau:
Độ/Kẽm/Quách/Thành/Biên/Hậu/Kẽm/Độ.
Và như thế thì chúng ta trở lại vị trí ban đầu là Độ. Theo danh sư Huỳnh Ngọc Trảng thì gà có độ tam tằng rất tốt.
Nguyên văn bởi vuagasaigonMộng Lang cho em hỏi là vảy đâu đầu khác vấn án hoành khai chỗ nào vậy? Sự khác biệt gữa hai vảy Vấn Án Hành Khai và Ðâu Ðầu là "đường nứt ở giữa". Khi gà còn nhỏ thì vảy Vấn Án Hành Khai chỉ là một vảy vấn (quấn). Nhưng khi trưởng thành hoặc về già thì có đường nứt chia đôi vảy vấn nên gọi là Vấn Án Hành Khai. Còn vảy Ðâu Ðầu thì ở giữa chỉ là đường đất bình thường. (không phải đường nứt.)
Có khá nhiều dị biệt giữa các danh sư về hình thức của vảy này nhưng Mộng lang chỉ chọn làm tài liệu những vảy nào có hình thức đúng như tên gọi hoặc đúng như Kê Kinh mô tả mà thôi.
Tên gọi của vảy Vấn Án Hành Khai theo bổn sư hiểu thì là một vảy quấn (Vấn) bị nứt (Khai) một đường (Hành), trấn ngự phía trước (Án).
Tiếp tục Ðạo Kê thì:
136. Như thương "ẩn địa" "giáp cương" là thường.
Vảy Ẩn Ðịa nằm ẩn ở dưới vảy Phủ Ðịa. Vảy Phủ Ðịa là một vảy vấn nằm dưới tất cả các vảy của quản gà. Khi khẽ lật mí vảy Phủ Ðịa lên thì sẽ thấy vảy Ẩn Ðịa nếu có.
Lưu ý: Ðừng lộn vảy Ẩn Ðịa với vảy Yểm Ðịa.
Mộng Lang không có tài liệu của "giáp cương".
137. Nhật thần hổ khẩu khai vương, 138. Chỉ tài võ nghệ cao cường phải ra. Theo Kê Kinh thì vảy Nhật Thần là vảy có thể chống đỡ được đao thương. Nhật thần vảy đóng ở đâu, Nó đóng ngang cựa để hầu phòng thương........
Cũng theo Kê Kinh thì hình thức của vảy Nhật Thần là một liên giáp có đường nứt ở giữa như câu: Liên giáp hai vảy dính liền Liên giáp nứt giữa, nhựt thần rất hay.
Có sách cho rằng vảy Nhật Thần có hình tròn. Nhưng Kê Kinh chỉ nói rằng vảy Nhật Thần là một Liên Giáp đóng tại hàng Quách do hai vảy dính liền nhau (giống như Hổ Khẩu) nhưng có thêm đường nứt ở giữa mà thôi.
Bất kể vảy Nhật Thần có hình tròn hay ngũ giác nhưng điểm quan trọng là phải có đường nứt ở giữa và đóng ngang cựa. Nếu không có đường nứt ở giữa hoặc đóng nơi khác thì không phải là Nhật Thần.
Chiến kê có vảy Nhật Thần ra đòn long trời lở đất. Ðường nứt ở giữa của vảy tựa như một lời cảnh cáo cho những địch thủ chán sống.
137. Nhật thần hổ khẩu khai vương, Vảy Nhật Thần và Hổ Khẩu đều là Liên Giáp Nội đóng tại cựa. Liên Giáp Nội là hai vảy ở hàng Quách dính liền nhau không có đường đất ngăn đôi.
Vảy Hổ Khẩu không có đường nứt chia đôi.
137. Nhật thần hổ khẩu khai vương, Vảy Khai Vương là 4 vảy vấn đóng ở giữa chậu và có một đường khai (nứt) chạy băng qua vảy thứ hai và ba. Ðường nứt tạo ra chữ Vương 王
Kê Kinh viết: Khai vương giữa chậu hai bên Chẳng sớm thì muộn không quên đòn tài.
Vảy Khai Vương phải đóng dưới cựa và càng sát chậu càng tốt. Vảy Khai Vương mà đóng trên cựa thì thất cách.
Có sách mô tả vảy Khai Vương đựơc tạo ra bởi hai vảy vấn chứ không phải 4 vảy vấn. Mộng lang chọn dùng loại 4 vảy vấn vì bản thân đã từng đựơc xem qua, loại 2 vảy vấn bị trùng tên với vảy Gạc Thập.
Có một số Sư Kê không thích vảy Khai Vương vì tuy rằng vảy này là vảy tài nhưng gà lại ít gặp may.
VỪa đọc qua thấy ML giải thích về vẩy đâu đầu , nói thực thì tên vẩy mình không biết nhiều , chỉ nhìn thì mới biết thôi, nhưng theo mấy tay chơi gà ngoài này nói thì vẩy đâu đầu như ML nói khác cơ, đâu đầu là 1 chùm vẩy chụm đầu vào nhau , đâu đầu vào nhau (khác với các vẩy chụm vào nhau hình hoa thị , hình hoa thị xoáy trên gối , hay dính vào nhau hình chữ vương thì lại là gà tài) , vẩy đâu đầu là 4 vẩy hoặc 8 vẩy hay nhiều hơn đâm đầu sát vào nhau cơ, nếu đóng trên gối thì lại càng chán hơn. nếu nói đến đường nứt không thì có 4 loại nứt: - nứt ngang : 1 vẩy quấn có thêm 1 đường nứt lõm xuống như vết chém ngang - nứt dọc : 1 vẩy quấn có thêm 1 đường nứt lõm xuống như vết chém dọc - nứt hình chữ thập : 1 vẩy quấn có thêm 2 đường nứt lõm xuống như dấu cộng ấn vào. - nứt hàng nội (vết chém dọc vào 2 vẩy hàng nội, hay vết rạch hình chữ chi trên 1 vẩy to) , nếu nứt hàng ngoại thì phá cách , ít dùng. cả bốn loại nứt trên thì gà hay đặc biệt là nứt hình chữ thập là tốt nhất, nhưng tất cả chỉ nứt trên 1 vẩy to thôi hoặc vết chém dọc trên 2 vảy hàng nội. Như vậy vẩy khai vương không phải là 1 vẩy to có vết chém hình chữ vương, mà là 6 vẩy riêng rẽ dính lại (dính lại khác với đâu đầu lại hay khác với vết chém trên một vẩy lõm xuống) tạo thành vẩy to hình chữ vương (nhìn qua như 1 vẩy to nhưng là 6 vẩy dính lại nhưng cũng không phải là 1 vẩy to thực có vết chém chữ vương), gà cực hay, ngoài này gọi là vương giáp , đứng đầu các vẩy tài , cực quý vì không dễ gì người đời lại gọi là vương giáp đâu, các cụ ngày xưa đã gọi cái gì là vương thì không phải thứ vừa.
Còn nhật thần thì cũng có cả nhật thần chỉ nữa phải không? đã là mắt trời thì chắc phải có 2 mắt tròn to và đẹp nữa chứ.... tôi cũng chưa nhìn thấy con gà nào có vẩy này cả, nên cũng không biết hay thế nào, tôi đang nuôi con ô chân xanh , có vẩy phủ địa 1 chân, đang hi vọng vào nó nhiều mà không biêt thế nào.. Theo thiển nghĩ của tôi là như vậy không biết có đúng không, vì tôi ra sới thấy nhiều con gà cựa nhật nguyệt , thậm chí phủ địa giáp vẫn thua là thường do vậy mà gà chọi không thể nói chuyện bằng vẩy được, còn phải do nuôi mà tạo ra dũng , do cách đánh giá về đối thủ của gà và cách nghép gà mà tạo ra trí , do tông gà mẹ và khí thế của gà cha hun đúc để lưu tông, giữ danh mà tạo ra uy, do ẩn tướng và tài riêng của nó mà tạo ra võ, do may mắn và do 1 số yếu tố khác nữa mà tạo ra lợi, tuy nhiên những con gà hay thì đều có vẩy hay, nhưng có vẩy hay chưa chắc là con gà hay..... Xét ra gà chọi các cụ nhà ta ngày xưa ngồi cả ngày xem lối , xem từng cước ,cũng để chiêm nghiệm những gì mình biết mà thôi. Đa số sách kinh kê QNC đọc thì đa số là nói về mặt tiền ít nói về hàng vảy độ.
-Vảy Tam Tần: có 3 hàng vảy độ (cả 2 chân) chạy dài từ gối xuống chốt cựa. Theo QNC được biết thì những con gà này rất khôn (thuờng thì loại gà tránh né), và rất may độ.
-Hoa Mai: o hàng vảy độ có một vảy ở giữa 5 cái vảy nhìn giống bông hoa. Những con gà có bông mai thường thì có chân hiểm đá chết địch thủ.
Bác Mông Lang có thể nào vẽ giúp em được không. Tại vì em không biết vẽ minh hoạ. Khi tìm được đến đây thì thầy Mộng Lang đã quảy gánh ngao du sơn thủy rồi hả ! BaLoi đọc bài Đạo Kê được thầy ML diễn nghĩa rất tài tình. Lấy làm phục lắm vì BaLoi chơi gà cũng đã lâu, ngày còn bên VN cũng có nghe mấy tay Sư Kê nói về cuốn sách Đạo Kê này nhưng chưa hề thấy qua. BaLoi nghe mấy sư phụ chơi gà nói lại là ông chủ gà Mai Lĩnh, một tay chơi gà rất nổi tiếng ở miền Nam trước 1975. Mai Lĩnh là tên của Mai Lĩnh Ấn Quán, nhà xuất bản , in sách. Tay Mai Lĩnh này chơi gà cũng là bậc sư, có con gà mái lưỡi đen đúc ra nhiều con gà chinh chiến ăn nhiều trận nổi tiếng, dân Sài gòn, Biên Hòa đều biết tiếng. !!!
Có 1 trận gà của Mai Lĩnh thua gà BaLoi rất độc đáo !!!
Vảy Nhật Thần là do chữ "Nhật" (日) tức mặt trời đóng ngay cựa. Vảy này là một liên giáp có dạng hình chữ nhật như chữ Hán. và có đường nứt ở giữa giống như chữ "Nhật". Nhật Thần có nghĩa là Mặt trời mọc buổi sớm.
Vảy Hổ Khẩu (miệng cọp) là do chữ Hán "Khẩu" (口) là miệng. Đây cũng là vảy liên giáp đóng ngay cựa. Tuy nhiên ít khi nào chúng ta có thể tìm thấy gà có lọai vảy này đóng vuông vức vì còn phụ thuộc vào đường chia của vảy bên hàng "Thành". Do đó không phải bắt buộc là vuông góc hòan tòan như hai chữ "Nhật" và "Khẩu" trong chữ Hán.
Người sửa: vuxuanloi - 28/09/2012 lúc 11:20pm
|