Khóa chủ đềKê kinh

 Phúc đáp Phúc đáp
Tác giả
  Chủ đề Tìm kiếm Tìm kiếm Chủ đề  Lựa chọn cho Chủ đề Lựa chọn cho Chủ đề
CaKhoai Xem...
Q.lý Diễn đàn
Q.lý Diễn đàn
Hình đại diện

Gia nhập: 13/09/2008
Khu vực: Hà Nội
Tình trạng: Offline
Điểm: 5223
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Chủ đề: Kê kinh
    Ngày đăng: 30/04/2010 lúc 7:23am
Tôi thì chẳng thích theo kê kinh, chỉ thích "toàn chân giáo". Tuy nhiên, trong số chúng ta có rất nhiều người thích kê kinh và thực tế kê kinh cũng có nhiều thứ để chúng ta tham khảo. Ai cho rằng hay thì nó là hay, ai cho là nhảm thì nó là nhảm. Chúng ra hãy tham khảo, không nên bài xích.
-CK
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kinh Kê
(Tả Quân Lê Văn Duyệt)

1. Trời xuân nương ngọn đèn hoa,
2. Thừa nhân xem thấy sách gà Phạm Công
3. Dạy răn chẳng sót mảy lông,
4. Từ đây mới hãn phép trong rất mầu.
5. Trước phân văn võ làm đầu,
6. Kim, mộc, thủy, hoả, thổ hầu phân minh.
7. Ngũ thể là ứng ngũ hành
8. Tương sanh, tương khắc cho đành can chi.
9. Hình công, hình phụng, hình qui,
10. Cần trên cần dưới coi thì cho thông.
11. Lại tường từ cái thép lông,
12. Hạt mao trước võ phẩm đồng phước kê.
13. Gặp gà võ thử nên ghê,
14. Tượng mao viên phát ai hề dám đương.
15. Bất câu ô, xám, ó, vàng.
16. Một mình năm sắc rõ ràng gồm văn.
17. Lông đuôi mà có quầng trăng,
18. Mã dài chí gối thiệt là tước linh.
19. Cánh lông trổ chín lưu tinh,
20. Hai bên mười tám tài tình xiết bao.
21. Thuần văn thuần võ làm sao,
22. Văn pha võ lộn dường nào vẽ cho ?
23. Mã kim nhỏ nhẻ không to,
24. Lông ngời cho ướt thiệt đồ thuần văn.
25. Lá tre to trọi hai phần,
26. Sắc không khô ướt nó rằng văn pha.
27. Thép lông thuần võ kể ra.
28. Màu khô mã lại ấy là võ tinh.
29. Lại mã dài ướt hoà mình,
30. Võ pha là thế phải nhìn mà phân.
31. Sắc lông bày tỏ ân cần,
32. Lỡ văn lỡ võ sao rằng lỡ pha.
33. Mồng co, mồng lái văn hòa,
34. Mồng chóc, mồng trập danh là võ quan,
35. Mồng khe, mồng trích rõ ràng văn pha.
36. Ðầu mình đã tỏ gần xa,
37. Sau này ta sẽ bảo mà bộ chơn.
38. Sao rằng văn giáp danh xưng,
39. Sao rằng võ giá rằng thuần rằng pha ?
40. Bất câu xanh, xám, trắng, ngà,
41. Ðường đất cho nhỏ, vảy mà cho trơn.
42. Ngón dài thắt nhỏ thời hơn,
43. Cựa kim đóng thấp ấy chơn văn thuần.
44. Khai mương vảy dóng khô vi,
45. Chơn như gà chết võ thuần chẳng sai.
46. Còn như đại giáp bài khai,
47. Ðường đất sợi chỉ thiệt tài văn pha.
48. Chơn dầu vảy cọp tỏ ra,
49. Ðường đất thô lớn ấy là võ xen.
50. Cựa mà có đóng trong huyền,
51. Nhọn cũng như buá võ tuyền vậy vay.
52. Cựa đao hoặc lớn mà ngay,
53. Thấy thời cho biết nó rày võ pha.
54. Văn thuần ăn võ thuần mà,
55. Võ thuần ăn đặng văn pha rất mầu.
56. Văn pha với võ địch nhau,
57. Thắng vì nhờ vảy ai hầu hơn ai.
58. Vảy lông trái thế một hai,
59. Kém vảy bổn mạng dễ nài đứng lâu.
60. Phải tường bổn mạng ở đâu,
61. Cứ vảy ngón giữa kể hầu chẳng sai.
62. Hai mươi hai vảy sấp ngoài,
63. Mười bảy mười tám thường tài thiếu chi.
64. Vảy độ cứ xuống mà suy,
65. Ðừng cho núng dập phải ghi vào lòng.
66. Hậu cước liên lộ song song,
67. Vảy thời trên cán cho thông một đường.
68. Ðừng cho nát nẩm loạn hàng,
69. Ðứng càng lâu nước, lại càng đá năng.
70. Vảy hậu một đàng thẳng băng,
71. No nê khỏi cựa mới rằng bền cho.
72. Dầu mà khai hậu nhỏ to,
73. Phía bên vấn cán chẳng lo chút nào.
74. Phép vảy không kể xiết bao,
75. Thương người lầm lỗi phải trao tâm truyền.
76. Cho tường là vảy tam truyền,
77. Cho tường là vảy chướng thiên chỗ nào.
78. Câu loan tình trạng làm sao,
79. Ngư lân, yến nguyệt tài cao thế gì,
80. Ba hàng rốt chậu vảy qui,
81. Hoành hoành chỉ địa ai thời dám đương.
82. Châu giáp, huyền giáp phải tường,
83. Châu hơn đã hãn huyền nhường lại châu.
84. Nhựt thần vảy đóng ở đâu,
85. Ðóng mà ngang cựa để hầu phòng thương.
86. Lạc mai giáp đóng phi thường,
87. Hoặc bày dưới cựa hoặc tường lên trên.
88. Khai vương giữa chậu hoặc bên,
89. Chẳng sớm thời muộn chẳng quên đòn tài.
90. Hai hàng dầu cách dặm dài,
91. Nhứt cách nhứt chiếu quầng hoài phải kiêng.
92. Long ẩn mà có ẩn huyền,
93. Nước ba thời thấy đá phiên một đòn.
94. Cao nào ngón giữa ẩn son,
95. Qua khuya một chút chúng lòn chạy ngang.
96. Bạch giáp hoa hồng ai tày,
97. Ðá hầu một nước chơn rày như son.
98. Suất châu ba giáp sổ tròn,
99. Ai chịu cho nổi ba đòn Từ cung.
100. Sát chậu một vấn bít bồng,
101. Ðá xen đá bại anh hùng phải kinh.
102. Bát chỉ nhơn tự gá danh,
103. Ðôi chơn nhựt nguyệt anh linh chẳng vừa.
104. Hổ đầu ngón giữa chẳng chừa,
105. Ðá sơ chẳng chết cũng ngơ ngẩn đầu.
106. Liên giáp vảy ấy thiếu đâu,
107. Ðóng mà ngang cựa ai nào dám trông.
108. Ðã phần phép giáp phép lông,
109. Lại dạy một phép cho thông lựa gà.
110. Ăn thua vì bởi người ta,
111. Gà hay thất cách ắt là phải thua,
112. Hiệp cách dầu mấy cũng mua,
113. Thất cách đem tới mà cho chẳng màng.
114. Chẳng lựa ô, tía, xám, vàng,
115. Mã nhỏ mà ướt lượng toan lượng tào.
116. Cổ cần đoạn một liên nhau,
117. Mỏ xuôi, mình phụng, mồng dâu, mình dài.
118. Hai vai cánh thiệt hai vai,
119. Vảy đóng cho mỏng chơn dày phân ba.
120. Ngón dài nhỏ thắt tằm nga,
121. Ðường đất như chỉ đóng sà cựa kim.
122. Cần tròn hay lận hay lanh,
123. Ðùi thời đùi ếch mắt thêm hoả tròng.
124. Cằm thời cho khít làm song,
125. Sâu lườn xương rộng sức trong như thần.
126. Cho hay là thể thuần văn,
127. Ðịch cùng võ thể mười phần toàn công.
128. Con nào đầu lớn khô lông,
129. Mình mà tròn tượng, chơn phồng phân hai.
130. Vảy mang ngón chẳng đặng dài,
131. Mồng chóc mã lại dưới hai cựa tròn,
132. Mắt thời lớn loả ngoài khuôn,
133. Vảy thời to kịch hình dung võ toàn,
134. Ðá thời động địa kinh thiên,
135. Sánh cùng căn thể thủ thành đặng đâu.
136. Thuần văn thuần võ dạy đầu,
137. Văn pha võ lộn sau hầu biện phân.
138. Hỡi xin giữ dạ ân cần,
139. Từng chơi biện đặng, phải từng xét suy.
140. Dạy cho đủ trạng gà kỳ,
141. Thủ vĩ tương cận thấy thì phải kiêng.
142. Danh là gà thể triều thiên
143. Cổ trên cất đứng, đuôi liền cúi cung.
144. Hình như phụng võ phong trung,
145. Phép gà cho gã anh hùng không hai.
146. Mồng rồng mà ngón lại dài,
147. Chơn dầu hèn xấu danh ai dám đồn.
148. Con nào gối chí hậu môn,
149. Hình như Lữ Vọng câu buông Vị hà,
150. Một đời cho nhẫn đến già,
151. Mỗi trường mỗi cậy, tài mà đòn sau.
152. Gà tréo tay trói càng mầu,
153. Tài hay sanh sát gẫm âu khác thường.
154. Gà nào chơn đóng hai hàng,
155. Về tên ngang cựa đâm càng nên ghê.
156. Coi gà biến hoá nhiều bề,
157. Ðành rằng sanh khắc chớ hề mạng chi.
158. Tại mình coi chẳng hay suy,
159. Có thua rồi trách, trách thì dở hay.
160. Xin coi hiệp cách như vầy,
161. Bách chiến bách thắng phép nay đã bàn.
162. Sách xem phải nghĩ thời tường,
163. Hữu trung hình ngoại rõ ràng chẳng sai.
164. Người hiền coi mạo biết tài,
165. Vật hay nó cũng bày ngoài hình dung.
166. Giống gà rất đỗi anh hùng.
167. Cũng gồm năm đức cũng thông trăm tài.
168. Cổ liền, lườn thẳng lớn dài,
169. Vụ xương nặng đúc, ức hai bên dày.
170. Cổ cần càng vắn càng hay,
171. Khô chơn, thắt ngón cho gầy thời hơn.
172. Mình như bắp chuối chẳng nhường,
173. Vảy nước dưới cựa có tường hay chăng.
174. Vừa đóng tới cựa thời ăn,
175. Bằng không tới cựa nhọc nhằn công nuôi.
176. Phao câu liền chặt bền rồi,
177. Lừa mình, qui bối hẳn hòi cả gan.
178. Xám khô, Ô ướt ai ngang,
179. Danh rằng khuyết thạch danh vang bằng truyền.
180. Gà trên gà dưới phải bàn,
181. Cổ trường mà dẹp băng ngang thượng hành.
182. Cổ môn mà vắn ngỡ ngàng,
183. Lội lặn ở dưới khó dằn lên trên.
184. Dạy cho các thứ hư nên,
185. Chơn mình tốt cả, sắt bền như cưa.
186. Ô ăn gà tiá có thừa,
187. Tiá ăn gà nhạn một giờ chẳng lâu.
188. Nhạn ăn gà xám rất mau,
189. Xám ăn vàng ó, vàng hầu ăn ô.
190. Bảo cho mấy kế ăn thua,
191. Nằm lòng gắng gỏi cũng mua mà dùng.
192. Thế ấy mấy ai đương cùng,
193. Xa quăng mới dám chẳng dung giao đầu.
194. Xa quăng cầu ít đặng đâu,
195. Nằm lòng: cấn gối thấy hầu phải kiêng.
196. Gà quăng mười nước chẳng hiền,
197. Các thế phải nhường cả trường đều kinh.
198. Kiếm cho gà trụ tài tình,
199. Người đá như sấm trong mình chẳng hư.
200. Nằm lòng trụ dập, trụ quanh,
201. Trụ dập các thế thế nào cũng hơn.
202. Chấm bợ ai thấy cũng nhờn,
203. Ðá mé ăn đặng bởi hơn ngang đòn.
204. Ðá ngang ăn đá sỏ non,
205. Mé rồi thêm bợ thì còn sỏ đâu,
206. Gà sỏ tài đâm rất mầu,
207. Ðậm ăn gà mé thế hầu chẳng sai.
208. Mé ăn gà sỏ hoài hoài,
209. Sỏ ăn hầu, vậy hầu ăn chong.
210. Thế nào giữ thế cho ròng.
211. Kẻo nó hay phản phép trong không thường.
212. Trước đà phân thế xa gần,
213. Lại truyền phép vảy vân vân tỏ bảy.
214. Trăm hay chẳng bằng độ may,
215. Tam tài hễ có thời may muôn phần.
216. Ba cái kề xuống ân cần,
217. Ðã ròng sỏ mé sút bằng cũng ăn.
218. Dặm chiếc ba cái răn răn,
219. Tam tài chánh hiệu mười phần chẳng ngoa.
220. Ðóng liền ba cái kề ba,
221. May đá lịch bại nữa mà hãy quăng.
222. Vảy ấy nó ăn không chừng,
223. Nó đá có cái thiệt chưn, gãy cần,
224. Hồng sa phủ xuống sống chơn,
225. Khum khum vòng trái mười phần độ may.
226. Nguyệt luân vảy tợ hưng đoài,
227. Biết đá lịch bại thấy hoài chẳng không.
228. Ẩn tinh to nhỏ không cùng,
229. Nó ẩn dưới chậu danh đồng ẩn long.
230. Thỉ dực vầy tên làm song,
231. Tài hay lịch bại, đá thì hay quăng.
232. Nguyệt phủ la vảy buá trăng,
233. Thân nội cái vảy dường chưng buá hình.
234. Hai hàng vảy đóng rành rành,
235. Hai bên đâu lại hiệu danh giao đầu.
236. Ác tinh vảy ấy cũng mầu,
237. Ðóng bằng hột tấm : đá đâu cũng tàng.
238. Những trên mấy vảy nhứt ban,
239. Thảy tài lịch bại rõ ràng phải âu.
240. Thứ ba chỉ vảy nhiệm mầu,
241. Thần cơ tỏ hết trước sau phải bày.
242. Nghịch lân là vảy dư thay,
243. Hể đá thì hại ai hầu chẳng kiêng.
244. Phân nhau nó đóng dị hình,
245. Bất luận hàng ngũ biết tình khúc lân.
246. Nhơn tự nội đóng răn răn,
247. Vảy ấy tài bợ dữ bằng thần lôi.
248. Huyền châm vảy tượng lắm ôi,
249. Cáp gà ta phải thông coi kẻo lầm.
250. Vẩy ấy nó ăn vảy son,
251. Son ăn vảy mực, mực còn ăn vương.
252. Vương ăn nhựt tự tài thường,
253. Nhựt ăn công tự cho thường mới hay.
254. Công ăn bán nguyệt chẳng chầy,
255. Bán nguyệt ngoại lộ ăn rày kim qui.
256. Kim qui ăn khẩu tự di,
257. Khẩu tự nó chẳng kể gì cúc kim.
258. Cúc kim là vảy đàn em,
259. Trời sanh phải chịu thua dèm vảy kia.
260. Vảy song nhiều vảy éo le,
261. Phải truyền cho biết mà đề ăn thua,
262. Vảy nhỏ thì ăn vảy to,
263. Vảy dưới hộ trì nó chấp vảy trên.
264. Vảy khô ăn ướt đã liền,
265. Tả biên ăn đặng, hữu biên là thường.
266. Dạy bày vảy độ cho tường,
267. Ðóng trên ngón nội một đường mọc lên.
268. Gà may vảy độ nảy liền,
269. Mấy vảy mấy độ ăn toàn chẳng chơi.
270. Nhơn tự hoặc chỉ ngoài này,
271. Hoặc năm ba vảy như ngòi tự nhơn.
272. Mấy chữ mấy độ là chừng,
273. Ăn đã hết độ thì đành đem ra.
274. Vảy may vảy rủi đâu là,
275. Hư có vảy ngoại thiệt là chẳng may.
276. Ngoài chỉ một hai vảy rày,
277. Ấy là vảy rủi kể bày chớ nuôi.
278. Vấn ngang trên cựa rủi rồi,
279. Tam tài dầu có chẳng bồi đặng đâu.
280. Tam tài ngăn xuống thêm sầu,
281. Ngăn trên may độ gẫm âu hoài hoài.
282. Áp khẩu đường chém chẻ hai,
283. Ðóng trên các vảy sổ dài xuống nay.
284. Vảy độ nó chỉ ra rày,
285. Ấy là nó đó như dày cái kim.
286. Hoặc ngang hoặc chánh trung tâm,
287. Nuôi thì tốn lúa, đá thêm thua tiền.
288. Ðã phân vảy rủi vẽ viên,
289. Lại dạy lựa ngón móng biên, móng rồng.
290. Hình tằm, đầu trích độc hung,
291. Ngón nhỏ nhặt vảy ai hầu dám qua.
292. Lưỡng nghi vảy đá mé mà,
293. Ðóng đôi trên dưới thuận hoà đệ huynh.
294. Vảy chẻ nhơn tự quấn xen,
295. Vảy nguyên mà chẻ như hình tự nhân.
296. Nguyệt luân đóng vảy tròn hơn,
297. Ðóng trên đóng dưới cửa thần thinh không.
298. Nhơn tự cả thảy song song,
299. Nguyệt luân đôi cựa cũng dòng trúng đôi.
300. Móng ròng đá ẩn mà thôi,
301. Giao đầu nhập nôị cũng nòi đá ngang.
302. Nhập nội thế bảo cho tàng
303. Hàng vảy biên ngoại đổ tràn vô trong.
304. Tròng không thì dạng cũng không,
305. Thượng hạ có vảy giữa không có gì,
306. Vảy nghiên vảy phúc chia đi,
307. Ðá ăn người thấy cũng vì bộ chơn.
308. Vảy phúc rạch nhứt rành rành,
309. Vảy cái nó đóng như hình phát biên.
310. Vảy chưa một sắc vạn tuyền,
311. Dáng trổ một vảy sắc liền khác đi.
312. Sát nhơn chánh hiệu phải ghi,
313. Hai vên đều có phải vì phải kiêng.
314. Hai chưn vảy cút đôi bên,
315. Hiệu là song cút đá liên đá chồng.
316. Dưới cựa ba vảy song song,
317. Lại dặm một vảy nằm cùng một bên.
318. Nó là tứ thánh thiệt tên,
319. Hoặc ngang qua cựa dưới trên có thường.
320. Lên thì thấy nó đá ngang,
321. Dưới thì đá bợ, lại mằn hầu chơi.
322. Ngón giữa vảy đóng an nơi,
323. Tướng lân là hiệu đời đời nghe danh.
324. Như khẩu có vảy giăng ngang,
325. Vảy xa ra khỏi thấy càng hay quăng.
326. Gà người dày lớn mấy phân,
327. Vấn xương kiếm vảy chớ cân chớ nài.
328. Dị hình vảy đóng cũng tài,
329. Thấy nó dị diện nào ai biết gì.
330. Vảy nào vấn ra một khi,
331. Hình như nhơn tự càng thi diệu tài.
332. Trên cựa thắt lắm rõ ràng,
333. Hoặc nó đâm mắt cho tàng mà phân.
334. Ngang cựa dưới cựa ân cần,
335. Thắc lắm đâm mắt mười phần nào e.
336. Vảy hình kim đóng ngang bìa,
337. Vấn ngang là vảy chữ đề bình an,
338. Vảy nào mà thấy đóng ngang,
339. Ðá nhằm một cái nửa bên ngặt nghèo.
340. Ðôi vảy chen lại tự nhơn,
341. Chỉ ra áp khẩu nên thân đâu là.
342. Ngón nội thấy vảy chỉ ra,
343. Gà ấy ăn độ phải ghi tấc lòng.
344. Vảy độ chỉ ra rành rành,
345. Gà đà ăn độ lời đành bảo cho.
346. Vảy độ mấy vảy chẻ ra,
347. Ðà ăn mấy độ coi qua thì tường.
348. Dạy rằng cho độ mọi đường.
349. Tương sanh tương khắc có tường hay chưa ?
350. Từ nay cho những ngàn xưa,
351. Phong trần đã lắm bây giờ mới tinh.
352. Tùy cơ ứng biến rất xinh,
353. Ăn vì dày trí, phải gìn lời khuyên.
354. Hoài chi tấm bạc đồng tiền,
355. Trông gặp thì đá thua phiền đặng sao !
356. Lựa cho hiệp cách con nào,
357. Ðá thì thấy thắng phép trao chẳng lầm.
358. Dám khuyên những khách hùng tâm,
359. Của này xin nhớ giá cầm là chơi.
360. Ô thủy, tía hoả, tánh trời.
361. Nhạn kim, xám mộc, thổ thì huỳnh kê.
362. Gà ó thổ vượng tư bề,
363. Cùng vàng đồng mạng chớ hề nghi nan.
364. Gà bông gà chuối, xám, vàng,
365. Gà lau, gà chuối, cùng chàng cú kê,
366. Cứ theo sắc chánh mà suy,
367. Ngũ hành ngũ sắc kể gì dáng lông.
368. Xám son, cú chuối nổ bông,
369. Thiệt là sắc dáng phải ghi tỏ tường.
370. Giả như xám trổ mã vàng,
371. Thiệt là sắc mộc màu vàng kể chi.
372. Bông nổ mã ô đen sì,
373. Màu thời chẳng kể, kể thì thủy ô.
374. Như vàng mã chuối trỏ vô,
375. Kể là sắc thổ chuối dò làm chi.
376. Gà tiá trổ lau một khi,
377. Ðành rồi hoả mạng ai thì kể lau.
378. Gà nhạn trổ đen vàng màu,
379. Chánh sắc kim thiệt ai hầu vàng đen.
380. Sắc dáng cũng ăn sắc toàn,
381. Tương sanh tương khắc cậy liền can chi.
382. Hoặc là thủy vượng hoả suy,
383. Cũng hay tương khắc tứ thì chẳng không.
384. Mùa xuân mộc thạnh khôn cùng.
385. Gà nhạn tuyết ấy khắc đồng mấy cho.
386. Mùa hè khí vận lửa lò,
387. Gà tiá hoả mạng ấn phu với hè.
388. Qua thu âm khí nặng nề,
389. Ó gà thủy cũng sánh kề kém đâu.
390. Ðông lai thủy thuộc ruộng sâu,
391. Ðừng cho gà xám mạng sanh phải mùa.
392. Ó vàng hai sắc một pho,
393. Thổ vượng tứ quí bốn mùa có vay.
394. Cho hay thổ mẫu sanh ra,
395. Kim nhờ thổ mạch mới là có kim.
396. Kim lại sanh thủy chớ hiềm,
397. Thủy thời sanh mộc, hoả hiềm mộc sanh.
398. Ấy là ngũ hành tương sanh,
399. Lại dạy tương khắc sẵn dành đinh ninh.
400. Ðã hay thua đã tương sanh,
401. Nhưng mà tương khắc tắc tình lạ thay.
402. Ô thủy ăn tiá hoả ngay,
403. Tiá ăn kim nhạn ngày rày chẳng lâu.
404. Nhạn ăn xám mộc rất mau,
405. Xám mộc ăn thổ ó, lau, với vàng.
406. Nó hay phản khắc ghe (nhiều) đàng.
407. Ó thì ăn tiá vàng thường ăn ô,
408. Nhựt thần cho đặng cũng phò,
409. Can chi hiệp nó chẳng lo nỗi gì.
410. Giáp ất là mộc vân vi,
411. Bính đinh ngày ấy hoả thì chẳng sai.
412. Canh tân vốn thiệt kim hoài,
413. Nhâm quí thuộc thủy mà ai chẳng tường.
414. Mậu kỷ thổ vượng trung ương,
415. Tương sanh đặng nó, nó càng thêm xuê.
416. Ngày thời lấy thế mà suy,
417. Kim, mộc, thủy, hoả, thổ thì phải coi.
418. Ngày sanh hay khắc mấy ngôi,
419. Phải phân cho rõ hẳn hòi mà toan.
420. Giả như ngày thuộc kim toàn,
421. Vàng tiá thì hơn, xám nhạn thì thua.
422. Ngày nào thuộc mộc tía no,
423. Xám nhạn cũng thắng, ó đùa chạy ngay.
424. Ngày mà thuộc thủy nhẫn ngày,
425. Ó, Ô đều thắng, vàng rày lại thua.
426. Ngày nào thuộc hỏa ngày mô,
427. Ó vàng đều thắng, tía đồ vô công.
428. Ngày mà thuộc thổ vun trồng,
429. Ó nhạn đều thắng, ô thua chạy dài.
430. Phép xem này nữa chẳng sai,
431. Kim, mộc: ó, thổ : ô nhai thủy trầm.
432. Thổ , kim, hoả, vận tam lâm,
433. Nhựt thần là thủy khắc thâm ba chàng.
434. Xám, mộc, nhạn, kim rõ ràng,
435. Ngày lại gặp thủy phải toan trở về.
436. Ô thuộc mạng thủy thường lề,
437. Nhạn tài cho lắm mựa hề giao phong.
438. Ó thổ gặp ngày mộc xung,
439. Nhựt thần thọ khắc, thế phòng bị thương.
440. Tiá thuộc mạng hoả là thường,
441. Ô thủy gặp hoả phải nhường anh va.
442. Ô là mạng thuộc thủy hòa,
443. Xám mộc đầu gặp nẻo xa cũng về.
444. Ó, vàng đều thổ một bề,
445. Gặp đặng ngày hỏa ăn dè thủy ô.
446. Tuổi già đã tám mươi lăm,
447. Dọn đặng một cuốn cầm bằng ngàn cân.
448. Chỉ bày đã hết xa gần,
449. Nghề chơi song cũng tinh thần vậy vay,
450. Ai dầu coi đến sách này,
451. Trăm người xin thấy công dày mà thương.
452. Phong lưu tài trí cao cường,
453. Ngàn năm xem xét thì tường tài năng.
454. Chữ rằng đỗ vật tư nhơn
455. Tiên giác, hậu giác ân cần một chương.


Người sửa: CaKhoai - 30/04/2010 lúc 7:50am
Quay lên trên
CaKhoai Xem...
Q.lý Diễn đàn
Q.lý Diễn đàn
Hình đại diện

Gia nhập: 13/09/2008
Khu vực: Hà Nội
Tình trạng: Offline
Điểm: 5223
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 30/04/2010 lúc 7:56am
Lê Văn Duyệt (ái nam ái nữ)
Nguồn: wikipedia.org
Tả quân Quận công Lê Văn Duyệt (tên chữ Hán: 黎文悅, 1764-1832) là một công thần trụ cột của nhà Nguyễn. Ông đã theo tòng chúa Nguyễn Phúc Ánh từ năm 17 tuổi, cùng với chúa Nguyễn Phúc Ánh và các tướng lĩnh khác lấy thành Bình Định, chiếm thành Phú Xuân, thâu đất Bắc Hà về cho nhà Nguyễn, giữ chức Tổng trấn Gia Định Thành[1] 2 lần: từ 1812 đến 1815[2](triều vua Gia Long) và từ 1820 đến 1832 (đời vua Minh Mạng).

Mục lục

[ẩn]
//

[sửa] Tiểu sử

Lê Văn Duyệt sinh năm 1764 trong vùng thôn dã gần vàm Trà Lọt, làng Hòa Khánh, châu Định Viễn, dinh Long Hồ (nay thuộc xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang). Ông nội của Lê Văn Duyệt là Lê Văn Hiếu từ Quảng Ngãi vào đây sinh sống. Sau khi Lê Văn Hiếu qua đời, cha ông là Lê Văn Toại rời vùng Trà Lọt đến ở tại vùng Rạch Gầm, làng Long Hưng (nay thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang).

[sửa] Sự nghiệp

[sửa] Chống Tây Sơn

Lê Văn Duyệt trên mặt trước tờ 100 đồng in năm 1966 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Khi Nguyễn Phúc Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi chạy vào Nam có ngụ tại nhà thân sinh của ông là Lê Văn Toại, nhân đó ông được Nguyễn Phúc Ánh tuyển dụng làm thái giám năm ông 17 tuổi. Ít lâu sau Lê Văn Duyệt được phong làm Cai Cơ trông coi nội binh.
Từ năm 1789 ông bắt đầu đứng vào hàng tướng lãnh của Nguyễn Phúc Ánh. Năm 1793 Lê Văn Duyệt cùng với Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Văn Thành, Võ Di NguyVõ Tánh theo Nguyễn Phúc Ánh đi đánh Qui Nhơn, lấy được phủ Diên Khánh và phủ Bình Khương. Tháng 1 năm 1801 ông đã cùng Nguyễn Phúc Ánh và các tướng Nguyễn Văn Trương, Tống Phúc Lương, Võ Di Nguy đánh chiếm cửa biển Thị Nại (trận Thị Nại). Quân Tây Sơn thua to trong trận này. Tháng 4 Nguyễn Phúc Ánh đem thủy quân ra Đà Nẵng. Đến tháng 5 Nguyễn Phúc Ánh vào cửa Tư Dung, Lê Văn Duyệt phá được quân Tây Sơn, bắt được phò mã Nguyễn Văn Trị và đô đốc Phan Văn Sách rồi vào cửa Eo. Vua Cảnh Thịnh mang quân ra giữ cửa Eo nhưng thua phải chạy ra Bắc. Ngày 3 tháng 5 Nguyễn Phúc Ánh đem binh vào thành Phú Xuân.
Tháng 5 năm 1802 sau khi lên ngôi, vua Gia Long phong ông là Khâm Sai Chưởng Tả Quân Dinh Bình Tây Tướng Quân, lệnh cùng với Lê Chất mang quân tiên phong đánh ra Bắc thu phục Bắc Hà. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, vua Gia Long đã thu phục được Bắc Hà.

[sửa] Đại thần nhà Nguyễn

Tả quân Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn Gia Định Thành hai thời kỳ: từ 1813 đến 1816. Năm 1813 ông lãnh chức Tổng trấn Gia Định Thành, kiêm trông coi luôn cả Bình ThuậnHà Tiên. Đến năm 1816 ông được chỉ triệu về kinh để bàn nghị về ngôi Thái tử. Lần thứ nhì từ năm 1820 cho đến khi mất.
Lê Văn Duyệt làm tổng trấn ở Gia Định Thành rất uy quyền, lòng người ai cũng kính phục, gọi ông là "ông Lớn Thượng". Đương thời các nước lân cận đều sợ oai phong của Lê Văn Duyệt, gọi ông là "Cọp Gấm Đồng Nai", một trong ngũ hổ tướng từng là tổng trấn Gia Định Thành (bốn người còn lại là Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhơn, Kiến Xương Quận Công Nguyễn Huỳnh Đức và Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu).
Lê Văn Duyệt đã thành lập hai cơ quan từ thiện là "Anh hài" để rèn luyện võ nghệ cho trẻ thích việc kiếm cung và "Giáo dưỡng" để cho những trẻ khác và quả phụ học văn chương và nghề nghiệp. Thành Phiên An (tức thành Gia Định) do Lê Văn Duyệt cho xây đắp thêm, đến năm 1830 thì xong. Thành được xây bằng đá ong, thành cao và rộng nên khi Lê Văn Khôi, con nuôi của Lê Văn Duyệt, khởi loạn chiếm thành, quân triều đình vây đánh 3 năm mới hạ được. Hằng năm ông tổ chức hai lễ lớn: lễ triều kiến vua và lễ duyệt binh. Mỗi năm vào dịp Tết Nguyên Đán vua Cao Miên phải sang chúc thọ vua Việt Nam tại thành Phiên An. Cứ ngày 30 Tết vua Miên phải có mặt tại thành để ngày hôm sau cùng Tả Quân trấn hành lễ chúc thọ tại Vọng Cung. Ngoài ra ngày mồng sáu tháng Giêng thì tổ chức lễ "xuất binh" để thị oai với các nước láng giềng và để nhân dân an tâm vì thời đấy người dân tin rằng đầu năm có diễn oai binh lực thì sẽ được bình an suốt năm vì tà ma quỷ mỵ đều sợ oai phong của Tả Tướng Quân.
Khi còn tại vị, Lê Văn Duyệt cũng là người tiến hành thẩm vấn và tra khảo Nguyễn Văn Thuyên, con trai Tổng trấn Bắc Thành. (xem thêm Nguyễn Văn Thành).
Ông qua đời tại thành Gia Định vào đêm 30 tháng 7 năm Nhâm Thìn (tức 28 tháng 8 năm 1832), thọ 69 tuổi.

[sửa] Đời tư

Mộ Lê Văn Duyệt & vợ.
Lê Văn Duyệt là người ái nam ái nữ bẩm sinh chứ không phải tự hoạn để làm thái giám[3]. Thuở trẻ, ông thích đá gà, nuôi gà chọi. Ngoài ra, ông cũng là người sành thưởng thức hát bội và thường tự tay cầm chầu.
Sau này, do ông lập được nhiều công lao, khi lên ngôi, vua Gia Long đã gả một người cung nhân tên là Đỗ Thị Phẫn (hay Phấn)[4] về làm vợ ông, dù ông là người yêm hoạn.

[sửa] Vụ án Lê Văn Duyệt

[sửa] Minh Mạng làm án

Vua Minh Mạng và tả quân Lê Văn Duyệt vốn có nhiều hiềm khíchtư thù[5]:
  • Lê Văn Duyệt đã cho xử chém Huỳnh Công Lý, cha đẻ một quí phi được vua Minh Mạng sủng ái[6]
  • Lê Văn Duyệt không ủng hộ việc Minh Mạng lên ngôi mà ủng hộ con của Hoàng tử Cảnh khi vua Gia Long băng hà[7]
  • Ông tỏ ý ủng hộ các nhà truyền đạo Cơ đốc Châu Âu làm nghịch ý vua Minh Mạng[8]
  • Do từ tiền triều đã được hưởng quyền "nhập triều bất bái" (vào triều không phải lạy) nên sau này ông không chịu lạy vua Minh Mạng
  • Lê Văn Duyệt nhiều lần vượt quyền, hoặc làm sai ý triều đình trung ương[9] đặc biệt là sau khi vua Gia Long qua đời
Dù không ưa Lê Văn Duyệt nhưng vua Minh Mạng không dám[10] làm gì Lê Văn Duyệt vì công lao và uy quyền quá lớn của ông với triều đình.
Từ khi con nuôi ông là Lê Văn Khôi nổi loạn chiếm thành Phiên An (tức thành Gia Định) vào năm 1833, vua Minh Mạng thường ban trách Lê Văn Duyệt, dù ông đã mất.
Năm 1835, sau khi triều đình dẹp xong cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi, Phan Bá ĐạtĐô Sát Viện dâng sớ kể tội Tả quân, xin truy đoạt quan chức, vợ con phải giải về Hình bộ xét tội. Minh Mạng dụ cho đình thần nghị xử. Vài hôm sau có nhóm nội các là Hà Quyền, Nguyễn Tri Phương và Hoàng Quýnh nghị tội Tả quân có sáu điều, được vua ưng chuẩn giao đình thần kết án. Án nghị Tả quân có bảy tội phải chém, hai tội phải thắt cổ, một tội phải sung quân.
Bản án nghị có đoạn:
“Sự biến Phiên An, hắn[11] thực là đầu vạ nên chiếu theo luật mưu phản, khép vào tội lăng trì, song hắn đã chịu minh tru, vậy xin truy đoạt cáo sắc, phá bỏ quan quách giết thây, để tỏ gương răn cho người khác. Còn như ông bà đời trước, ông nội bà nội, cha mẹ của hắn nếu được phong tặng cáo sắc, thì xin truy đoạt cả, mồ mả cha mẹ có tiếm dụng phong cáo trái phép nào thì đục bỏ bia đi”.
Nghị án đưa lên, Minh Mạng ra dụ có đoạn rằng:
“Tội Lê Văn Duyệt nhổ từng cái tóc mà kể cũng không hết, nói ra đau lòng, dù có bửa quan quách mà giết thây cũng là đáng tội. Song nghĩ hắn chết đã lâu và đã truy đoạt quan tước, xương khô trong mả, chẳng cần gia hình chi cho uổng công. Vậy cho tổng đốc Phiên An (Gia Định) đến chỗ mả hắn cuốc bỏ núm mộ san bằng mặt đất và khắc đá dựng bia ở trên viết to mấy chữ: “Đây chỗ tên lại cái lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu phép nước”[12].
Mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định bị cuốc bằng và bị xiềng xích. Các ngôi mộ cha mẹ ông bị đục bỏ tước hiệu khắc trên bia.

[sửa] Được phục hồi danh dự

Đến năm Tân Sửu (1841) vua Thiệu Trị lên ngôi, biết vua cha làm tội oan Lê Văn Duyệt, nên xuống chiếu hủy bỏ bia kết tội cùng xiềng xích và cho xây đắp cả lại.
Năm đầu đời Tự Đức (1848), Đông Các đại học sĩ Võ Xuân Cẩn dâng sớ xin phục hồi quan tước, gia ơn cho con cháu các công thần, trong đó có Lê Văn Duyệt[13]. Vua Tự Đức xem sớ cảm động mới truy phong lại cho cả ba ông và ban phẩm hàm cho con cháu họ. Lại cho đắp phần mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định cao rộng thêm và cho tu bổ lại đền thờ cạnh mộ tại vùng Bà Chiểu, nay gọi là Lăng Ông Bà Chiểu[14]

[sửa] Ngôi mộ của Tả Quân

Bài chi tiết: Lăng Ông Bà Chiểu
Khu mộ Lê Văn Duyệt vừa được "tân trang" vào đầu năm 2009.
Đến năm 1841 vua Thiệu Trị xuống chiếu hủy bỏ bia kết tội và xiềng xích, cho xây đắp lại mộ mà ngày nay còn thấy ở Bà Chiểu, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Đến đời vua Tự Đức lại cho đắp mộ tại Gia Định cao rộng thêm và cho tu bổ lại đền thờ cạnh mộ, nay gọi là Lăng Ông Bà Chiểu. Năm 1848 Tả quân được truy phục Vọng các công thần, chưởng Tả Quân Bình Tây Tướng quân Quận Công và được đưa vào miếu Trung Hưng Công Thần. Trong đền thờ ở giữa là bài vị Khâm Sai Đại Thần, Quản Bình Tây Đại Tướng Quân, bên trái có bài vị Quận Công chi thần vị.
Theo nhiều nhà nghiên cứu trước đây nhận định thì ngôi mộ thực của Tả Quân Lê Văn Duyệt nằm ở Tiền Giang: "Theo lời các cố lão, ngôi mộ tại Gia Định Bình Hòa xã là ngôi mộ chôn bằng hình sáp, còn hài cốt thật thì về an táng tại làng Long Hưng, thuộc tỉnh Định Tường. (Tiền Giang ngày nay)"[15] Mới đây (tháng 4 năm 2006), sau một cuộc khảo sát ông Lý Việt Dũng đã đưa ra kết quả ngược lại.

[sửa] Vinh danh

Trước năm 1975, ở Phan Thiết, đường Gia Long (nay là đường Nguyễn Huệ) chạy dài đến một vườn hoa rồi chia làm hai nhánh đường: bên trái là đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai), bên phải là đường Nguyễn Văn Thành (nay là đường Trần Quốc Toản) với ý tưởng hai vị tả quânhữu quân của vua.
Vào ngày 4 tháng 2 năm 2008, bức tượng bằng đồng của Tả quân Lê Văn Duyệt đã được đặt trang trọng tại điện thờ ông tại Lăng Ông Bà Chiểu (số 1, Vũ Tùng, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh). Tượng được đúc bằng đồng nguyên chất, cao 2,65m, nặng 3 tấn do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng thực hiện. Đây là ý tưởng của tạp chí Xưa & nayHội Khoa học lịch sử VN trong chương trình Đúc tượng đồng cho lăng Ông.

[sửa] Chú thích

  1. ^ Thành là một đơn vị hành chính cao hơn cấp Trấn. Vì vậy được viết Gia Định Thành là đơn vị hành chính quản trị cả 5 trấn miền Nam để tránh nhầm lẫn với thành Gia Định (hay thành Quy, thành Bát Quái) là nơi đặt trị sở chung cả 5 trấn miền Nam bấy giờ.
  2. ^ Ghi theo Nguyễn Đình Đầu, Địa chí văn hóa TP. HCM, phần lịch sử (Nxb TP. HCM, tr.197) và Huỳnh Minh, Gia Định xưa (Nxb VHTT, 2006, tr.13). Riêng Hỏi đáp lịch sử VN do Trần Nam Tiến chủ biên (Nxb Trẻ, 2007, tr.326) và Nguyễn Quang Thắng & Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử VN (Nxb KHXH, 1992, tr.387) đều cho rằng Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn lần đầu từ năm 1813 cho đến 1816.
  3. ^ Nguyễn Khắc Thuần, Việt sử giai thoại tập 8. Nxb Giáo dục, 1998, tr.55
  4. ^ Theo tài liệu của Ban Quý Tế Lăng Ông thì vua Gia Long đứng ra gả cưới một cung nhân nết na, hiền hậu cho Lê Văn Duyệt. Vương Hồng Sển cho biết bà tên "Đỗ Thị Phẫn. Tương truyền khi Lê Tả quân bị tội, bà về ngụ nơi xóm Chợ Rẫy, trong một ngôi chùa Phật, do bà mẹ năm xưa đứng tạo lập tục danh là Chùa Bà Dội".(Sài Gòn năm xưa, Nxb TP. HCM, 1991, tr. 86 và 160). Lý Việt Dũng ghi bà tên Phấn. Bà không bị giết vì Lê Văn Duyệt là người yêm hoạn, theo luật thời bấy giờ, bà không phải là vợ nên được miễn nghị. Còn tên chùa ông Dũng ghi là chùa Bà Dồi, ở gần bệnh viện Chợ Rẫy.(Lê Văn Duyệt với vùng đất Nam Bộ, tạp chí Xưa và Nay xuất bản, 2008, tr. 155)
  5. ^ Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam (7) (06/09/2007 04:56:00)
  6. ^ Dân không thờ sai ai bao giờ! bài viết về vở kịch của Tả quân Lê Văn Duyệt
  7. ^ McLeod, Mark W. (1991). The Vietnamese response to French intervention, 1862–1874, Praeger. ISBN 0-275-93652-0. tr 28
  8. ^ McLeod, Mark W. (1991). The Vietnamese response to French intervention, 1862–1874, Praeger. ISBN 0-275-93652-0. tr 28
  9. ^ McLeod, Mark W. (1991). The Vietnamese response to French intervention, 1862–1874, Praeger. ISBN 0-275-93652-0. tr 24
  10. ^ "Theo Đại Nam liệt truyện chính biên thì khi làm tổng trấn Gia Định Thành, Lê Văn Duyệt uy quyền to lắm mà lòng người cũng kính phục nên vua Minh Mạng tuy trong lòng căm ghét nhưng cũng không dám làm gì."
    Mộ tả quân Lê Văn Duyệt hiện ở đâu?, báo Tuổi Trẻ, 21/05/2006
  11. ^ Tức Lê Văn Duyệt
  12. ^ Nguyên văn chữ Hán: 權奄黎文悅服法處 (Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ"
  13. ^ Hai người kia là Nguyễn Văn ThànhLê Chất
  14. ^ Mộ tả quân Lê Văn Duyệt hiện ở đâu?
  15. ^ Huỳnh Minh, Gia Định xưa, NXB Thanh Niên in lại năm 2001, trang 53.

[sửa] Tham khảo

[sửa] Xem thêm

[sửa] Liên kết ngoài

Quay lên trên
 Phúc đáp Phúc đáp
  Chia sẻ Chủ đề   

Chuyển đến Chuyên mục Quyền tại Chuyên mục Xem...






Trang này được tạo ra trong 3.718 giây.