LÀNG TÔI

 Phúc đáp Phúc đáp Trang  123>
Tác giả
  Chủ đề Tìm kiếm Tìm kiếm Chủ đề  Lựa chọn cho Chủ đề Lựa chọn cho Chủ đề
Administrator Xem...
Q.lý Diễn đàn
Q.lý Diễn đàn
Hình đại diện

Gia nhập: 13/09/2008
Khu vực: Hà Nội
Tình trạng: Offline
Điểm: 1257
Lựa chọn cho Bài viết Lựa chọn cho Bài viết   Lượt cám ơn (1) Lượt cám ơn(1)   Trích dẫn Administrator Trích dẫn  Phúc đápPhúc đáp Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Chủ đề: LÀNG TÔI
    Ngày đăng: 08/12/2008 lúc 3:27am

LÀNG TÔI
(Hà Nội, tháng 12 năm 2008)

 

Không biết có tự bao giờ nhưng từ đời cụ tôi, ông tôi, bố tôi cho đến tôi thì số nóc nhà của làng vẫn chỉ có hơn trăm. Làng tôi nhỏ lắm, nhỏ đến mức tôi hay bất kỳ người dân nào trong làng, từ cụ già tới trẻ nhỏ đều có thể biết và nhớ như in từng đường ngang ngõ tắt, đến mức có thể nhắm mắt đi như người mù mà không giẫm xuống cống hay vấp phải đá. Không rõ từ bao giờ làng tôi có cái tên như bây giờ, cái tên thật mỹ miều, nghe như tên một cô gái xinh đẹp - Hương Vân.

Như bao làng quê yên bình khác ở Đồng bằng Bắc Bộ, làng tôi cũng có cây đa đầu đình, trước đình cũng có một hồ cá to thật là to mà dân làng tôi quen gọi là Ao Đình. Bao quanh làng tôi là những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Phía xa xa trước làng là con đê sông Đuống. Đoạn sông Đuống chạy qua quê tôi được gọi là sông Hồ. Chẳng biết có phải vì làng tranh Đông Hồ nơi đây quá nổi tiếng hay không mà người ta gán cho khúc sông này cái tên của làng Hồ. Phía cuối làng tôi là ngọn đồi bát úp nằm trong quần thể đồi núi của vùng bán trung du như núi Chè, núi Đông Sơn, núi Phật Tích, núi Rạm hay Dạm, núi Rùa, v.v..

Tuổi thơ tôi gắn liền với con trâu, cái cầy. Tôi nhớ như in những buổi chiều hè chăn trâu cùng lũ bạn hay những buổi đánh giậm, bắt cua. Nhiều hôm trời nắng to như muốn lấy tất cả nước ở đồng làng tôi lên trời nhưng những ngày đó là những ngày kiếm được rất nhiều cá nhờ đánh giậm. Vào những trưa hè đầy nắng ấy, chúng tôi thường tập hợp những nhóm đánh giậm lại với nhau, chia xuống các con lạch ở cuối đồng, chọn những chỗ trũng nhất, rồi quây lại mà đánh. Những lần đó, không cần phải nhọc công, chỉ cần lựa chân xem chỗ nào mát mà đặt giậm xuống cùng dăm ba cái giậm chân vào mõ giậm, thường làm bằng tre kiến[1], là có thể được cả giỏ đầy những cá cùng tôm. Nhưng, tôi lại phải nói chữ nhưng vì trời không cho ai cái gì dễ dàng đến vậy và cái gì cũng có giá của nó. Tuy dễ kiếm cá là vậy nhưng chỉ được một vài mẻ giậm là anh nào anh nấy thở ra đằng tai, gác giậm che nắng rồi thi nhau uống thứ nước ruộng đục ngầu, toàn bùn với đất, để lấy hơi quay về. Tôi đặc biết ấn tượng với những buổi chiều hè chăn trâu trên đồi rồi cùng nhau thả diều sáo. Nhiều hôm, dong trâu về chuồng chúng tôi còn dong theo cả diều về nhà nữa. Những đêm hè đầy trăng sao mà có tiếng sáo diều vi vu trên đầu thì thật sự mọi mệt mỏi đều tan biến.

Nhiều năm đã qua đi, dù mọi vật đều đổi thay, nhưng làng tôi vẫn vậy. Trong làng vẫn chủ yếu là nhà mái ngói cùng thời gian đã phủ đầy rêu. Những gì khác trước, khác những năm tôi còn thơ ấu, có chăng là các nhà đã dùng cửa có khóa thay cho mành che, tường bao thay cho hàng rào cúc tần hoặc râm bụt, và mới đây là đường làng được đổ bê-tông thay cho đường sỏi son trơn tuột mỗi khi trời mưa vì làng vừa bán đất. Nói thật, nếu không bán mấy mảnh đất ở đầu làng cho người tứ xứ thì chắc làng tôi chắc vẫn mãi như vậy.

Làng tôi nghèo là vậy, khổ là vậy nhưng ý chí con người làng tôi thì ngược lại hẳn, bao nhiêu khó khăn họ đều vượt qua được cả. Tuy với hơn trăm nóc nhà từ bao đời nay nhưng thanh niên làng tôi chưa hề biết “kém phân” con trai làng khác. Lúc còn ở làng, cũng không ít lần tôi làm viện binh cho các cuộc ẩu đả giữa làng mình và làng khác, cũng như trong các cuộc chiến mang tên "giữ gái làng". Trong làng không ít người thoát ly nhưng chẳng ai chịu bỏ làng, bỏ quê cha đất tổ, bỏ nơi chôn nhau cắt rốn mà đi cả. Tôi cũng vậy, chỉ khi đi làm ăn xa quê vài ngày đường thì tôi mới bỏ thói quen về quê mỗi chiều Thứ Bảy.

Lúc tôi còn làm ở Sài Gòn, dù xa là vậy nhưng nếu có thể được, hầu như tuần nào tôi cũng đáp chuyến máy bay cuối cùng của ngày Thứ Sáu đi Hà Nội, bắt taxi về quê thăm U rồi lại đáp chuyên máy bay sớm nhất của sáng Thứ Hai tuần tiếp theo quay lại Sài Gòn. Những năm ấy tiền lương của tôi làm được bao nhiêu thì nộp gần hết cho Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam.

Tôi nhớ làng đến nao lòng mỗi khi phải đi xa. Càng đi xa bao nhiêu thì nỗi nhớ quê tôi lại càng da diết bấy nhiêu. Trong mắt tôi, trong tâm tưởng của tôi, làng tôi đẹp! Đẹp lắm! Người quê tôi chất phác và lam lũ. Bao nhiêu năm nay làng tôi vẫn thế, vẫn cảnh chiều tà với khói bếp hòa lẫn với sương chiều. Nếu đứng trên ngọn đồi phía cuối làng mà nhìn cảnh này thì thấy lòng mình thật nhẹ nhõm và thanh bình.

Những năm 80 của thế kỷ trước vẫn còn đọng lại như in trong ký ức của tôi. Tôi nhớ, lúc đó chính sách của Nhà nước đã thay đổi. Không còn cảnh trâu chung của làng nữa mà trâu của làng được đem chia cho một nhóm các hộ gia đình để chăn nuôi và cày kéo. Gia đình tôi và bảy hộ khác được chia một con trâu gầy, như các cụ thì gọi là "đít chìa vôi" vì nó gầy đến giơ hết cả xương hông, xương sườn ra. Nhìn cặp xương hông của nó mà thương hại. Các cụ dạy cấm có sai, đúng là “được buổi bò co đứt chão”. Tám hộ thay nhau vắt kiệt sức tàn của con trâu già ốm yếu. Nhà nào cũng vậy, cứ đến buổi trâu nhà mình đều cố cày được càng nhiều ruộng càng tốt, nếu không thì phải đợi bảy ngày nữa mới đến lượt nhà mình. Nhà tôi cũng không phải ngoại lệ. Thế nhưng, mỗi lần nhận được trâu vào lúc 9h tối hoặc lắm khi là muộn hơn, tôi nhìn con trâu gầy mà thương hại. Ngẫm cũng phải. Chỉ có thân con trâu mới chịu đựng được cảnh này. Chỉ có giống súc vật mới chịu được nhục hình này. Ngẫm vậy nên tôi cố gắng sắp xếp nấu cơm, ăn cơm sớm, cố gắng thu xếp thời gian học bài mỗi hôm đến buổi trâu để cưỡi nó đi chăn đêm. Những chỗ cỏ tốt, dễ cắt, dễ chăn thả thì ban ngày đã có người cắt, người thả bò ăn cả nên chăn ngày đã khó chứ đừng nói gì đến chăn đêm. Lúc bé tính tôi vốn nhát gan nhưng do không có sự lựa chọn nên đành phải chấp nhận đánh liều, thả trâu ăn cỏ ở nghĩa địa vào ban đêm. Lần đầu tôi sợ lắm, sợ nhất là những đêm mưa phù gió bấc lạnh đến thấu xương con người ta. Sợ hơn nữa là những hôm mà trong làng vừa có người khuất núi và những hôm sau đó. Rợn người nhất là sau vài hôm chôn cất, đang cưỡi trên lưng trâu trong trạng thái lạnh đến tê người mà người tôi chuyển từ cóng chân tay sang thành lạnh toát sống lưng và tiếp theo là vã mồ hôi hột vì tự nhiên trong đêm đen lạnh giá, từ một vài ngôi mộ phụt lên những quả cầu lửa tròn tròn bằng quả bưởi hoặc bằng nắm tay, lơ lửng cháy rồi lại từ từ tắt, sau đó mọi thứ lại trở lại như cũ, lại yên tĩnh đến ghê người. Vẫn trên lưng trâu, tôi vừa huýt sáo gió cho đỡ sợ ma, vừa nghe tiếng giun kêu dế khóc trong đêm vắng cho đến lúc trời hửng sáng thì giao trâu cho thợ cày rồi vội vàng về nhà để còn cắp sách tới trường cùng lũ bạn trong làng.


Những năm tuổi thơ cứ thanh bình như vậy mà trôi qua. Rồi cũng đến lúc tôi lớn, đi ra Hà Nội học. Khi tôi bắt đầu bước chân ra Hà Nội học cũng là khi tôi bắt đầu biết đi dép, không giống hồi tôi còn ở làng, chỉ biết có chân đất và chân đất, mùa hè cũng như mùa đông. Khi tôi lên Hà Nội học cũng là khi tôi học cách đóng thùng đầy ngượng ngùng, nhất là lúc đứng trước lũ bạn học, không giống như hồi tôi còn ở làng, chỉ biết có quần xanh chéo hoặc sang lắm là "đờ-luyn"[2] tích kê (ticket) dán đầy hai mông và đầu gối, hết lớp này lại đến lớp khác. Khi tôi lên Hà Nội học cũng là lúc tôi bắt đầu học phát âm cho đúng, cho chuẩn và phân biệt giữa N và L, không giống khi tôi còn ở làng, chỉ biết có L và L, khổ đến mức thầy giáo dạy tiếng Nga bắt cả lớp, từng người từng người một, học nói cả buổi có mỗi một câu "Êtơ Nam - Это Нам (Đây là Nam)" mà không ai nói được cho đúng, cả lớp đều phát âm thành "Êtơ Lam". Khi tôi lên Hà Nội học cũng là khi biết thế nào là đi xe đạp đi học, chẳng giống khi tôi còn ở làng, chỉ biết có chạy và chạy thật nhanh tới trường mỗi khi muộn học. Khi lên Hà Nội học cũng là khi tôi được ăn cơm đầy đủ thay cho cơm độn sắn, khoai lang hoặc ăn ngô bồi trừ bữa[3]. Từ đây, tôi mới được ăn ngày ba bữa cơm thay vì ăn cơm 10 giờ (nghĩa là mỗi ngày chỉ ăn 2 bữa, 10h sáng và 4h chiều, sau đó nhịn tới 10h sáng hôm sau). Khi lên Hà Nội cũng là những năm cuối của tuổi phát triển cơ thể nên cơ thể tôi cùng với việc được ăn cơm ba bữa, quần áo mặc cả ngày nên ơn giời vẫn còn phát triển cố được đôi chút, biến thằng bé Khoai 51kg gày nhăng nhẳng và đen đúa hồi nào thành thằng Khoai lộc ngộc với chiều cao 1m80, nặng trên 80kg. Khi tôi lên Hà Nội học cũng là khi tôi trút cả gánh nặng của công việc đồng áng lên đôi vai của mẹ tôi. Không muốn tự biến mình thành đứa con bất hiếu nhưng tôi cũng chẳng làm gì được ngoài việc cố gắng tới mức có thể để về với mẹ mỗi khi được nghỉ học hoặc vào cuối tuần. Những hôm được nghỉ, tôi thường khởi hành từ Hà Nội lúc 2h sáng và về đến làng lúc 4h30, khi người dân trong làng vẫn còn chưa ngủ dậy để rồi ăn vội bát cơm nguội, nhanh chóng cởi bỏ bộ đồ sinh viên và nhanh chóng làm đôi quang gánh tất tả quảy gánh mạ xuống ruộng cho mẹ tôi cấy hoặc đóng đôi ván cho chiếc xe ba gác rồi hì hục xua lũ lợn khỏi chuồng để hót hết chuồng phân lợn lên xe, một mình kéo xe phân xuống đầu bờ ruộng, bốc bằng tay vào đôi sảo rồi gánh xuống ruộng, rải ra và bắt đầu công việc chăng dây cấy luống. Về làng, tôi khỏe hơn xưa nhưng độ dẻo dai không còn bằng được như trước nữa. Ngày xưa tôi gày yếu nhưng do làm từ nhẹ tới nặng, đi từ gần đến xa mãi rồi cũng thành quen nên mấy mươi kg phân hoặc thóc tôi có thể gánh đi bộ ba bốn cây số vẫn không sao. Những ngày được nghỉ học về gánh phân tôi mới thấy được điều ấy, mới hiểu được tại sao các cụ nói khổ như gánh vã[4]. Quả thực, lúc ấy tôi mới hiểu thế nào là gánh vã. Đó là vào mùa cấy. Vào mua gặt thì công việc lại khác. Tuy không còn được nhanh nhẹn và dẻo dai như lúc còn ở làng nhưng về làng thì tôi vẫn là một nông dân đích thực. Mùa cấy tôi là thợ cấy đích thực, cũng cấy chẳng kém ai, cũng cấy ngửa tay cho gốc mạ khỏi cắm sâu xuống bùn, cũng cấy luống theo kiểu đi giật lùi. Mùa gặt, tôi lại thành thợ gặt đích thực, cũng cắt lúa, cũng lượm lúa, cũng gánh lúa và kéo xe ba gác, cũng đập lúa bằng tay, cũng đạp máy tuốt lúa. Riêng về gặt lúa, nhiều cô thôn nữ đi qua ruộng thấy tôi lượm lúa[5] mà phát thèm. Chắc chắn nhiều cô mơ ước được thằng chồng khỏe và nhanh như tôi.

Những năm tháng đi học rồi cũng qua, những năm vật lộn với công việc lại bắt đầu. Từ đó, do bận với công việc nên tôi cũng chẳng có nhiều thời gian dành cho quê tôi, cho công việc đồng áng nữa. Số lần tôi về quê không phải vậy mà giảm đi nhưng thời gian nán lại quê không còn được là bao nhiêu. Có khi về đấy rồi lại đi ngay đấy. Có khi về tối hôm trước, sáng hoặc trưa hôm sau lại đi nên chẳng còn biết trong làng có những gì đổi thay cả.

Những năm tháng tuổi thơ, trong tiềm thức của tôi, làng tôi không có nhiều biến động về dân số. Danh sách các cụ có thể về chầu ông bà ông vải  trong năm hầu như có thể đoán được và lên cho cả năm, trừ vài trường hợp hy hữu như bị cảm hoặc tai nạn lao động ở đâu đó. Bẵng đi một thời gian, đầu những năm 2000, tôi có dịp trở về Hà Nội làm việc và lại có dịp quan tâm hơn tới làng tôi. Nhiều khi tôi hỏi mẹ tôi về người này hay người khác và tôi giật mình, nhiều khi thẫn thờ khi biết được họ đã ra đi khi tóc vẫn còn xanh. Nguyên nhân của sự ra đi nhiều khi không được rõ ràng cho lắm. Những năm tiếp theo, rất nhiều người tiếp tục ra đi nhưng sau này thì biết được là ra đi vì bệnh gì. Không cần mất nhiều thời gian, tôi cũng có thể ngồi nhẩm từng ngõ, từng nhà và đọc chính xác tên từng người và họ mất vì bệnh gì. Dù bệnh gì thì đa phần bắt đầu với hai từ: UNG THƯ.

Làng tôi vẫn đẹp, đẹp lắm nhưng không có gì nổi tiếng và cũng chẳng ai biết đến làng tôi - Hương Vân. Tôi đã đi nhiều nơi, gặp nhiều làng quê nhưng chẳng phải ở đâu cũng có được những thứ như làng tôi. Chẳng phải ở đâu cũng có phía sau là đồi, phía trước là hồ, xung quanh là những cánh đồng và xa xa trước làng có con đê dài thật là dài. Làng tôi không có gì là đặc sắc nhưng với ngọn đồi có được, làng tôi là niềm mơ ước của nhiều làng khác, nhất là những năm ngập lụt thì ngọn đồi làng tôi quả thực là chỗ không thể tốt hơn cho dân làng và không làng nào tốt hơn làng tôi để những làng khác qua gửi gắm đồ đạc, thóc lúa. Năm 1971, mấy tỉnh ngập phăng nước do vỡ đê nhưng làng tôi vẫn sống tốt nhờ có ngọn đồi phía cuối làng. Nghe kể lại, măm 1971, nhà tôi cũng phải chống chọi với lụt lội nhưng do nhà tôi nằm trên một cái gò. Gò này thấp hơn ngọn đồi phía cuối làng nhưng cũng đủ cao để nước không thể nhấn chìm. Năm đó và cuối những năm 60 của thế kỷ trước, cũng vì địa thế có được, vì tình hình lũ lụt hoành hành, vì chiến tranh phá hoại của Mỹ nên làng tôi được chọn là nơi sơ tán của nhiều cán bộ và là nơi cất giấu nhiều tài sản của nhà nước. Những năm đó, một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật của Công ty Vật tư Nông nghiệp Tỉnh Hà Bắc cũ được chuyển về và cất giấu ở đồi làng tôi. Nhiều thóc giống, phân đạm cũng được chuyển về Kho Mả, ngay phía sau nhà tôi, để lưu trữ và bảo quản. Kho thuốc bảo vệ thực vật ấy, do không được bảo quản kỹ nên rất nhiều thùng phuy đã bị rò rỉ, cùng với điều kiện xử lý không tốt đã chảy xuống chân đồi làng tôi và ngấm xuống đất.

Nhiều năm qua đi, đất đồi làng tôi đã bị nhiễm độc bởi hóa chất bảo vệ thực vật rò rỉ mà không ai hay. Đến tận những năm gần đây, nhiều người làng tôi đã về chốn cửu tuyền đều do căn bệnh ung thư quái ác thì dân làng mới giật mình nhớ lại, mới giật mình nghĩ về kho hóa chất cũ, giật mình nhớ lại những lần đào giếng nước ăn của những hộ dân phía ngọn đồi cuối làng.

Nghi ngờ là vậy, đoán già đoán non là vậy rồi cuối cùng, dân làng tôi cũng kêu lên các cơ quan chức năng về tình trạng nước sinh hoạt. Trên có xuống, có kiểm tra, có kết luận rằng nước sinh hoạt của dân làng tôi không đủ chất lượng để sinh hoạt. Nhiều cuộc khảo sát đã được tiến hành, nhiều báo cáo đã được lập và dự án nước sạch cho dân làng tôi đã có nhưng đã năm năm nay, dân làng tôi vẫn phải sống với nước pha thuốc sâu. Nhiều gia đình biết là nước có mùi thuốc sâu nhưng vẫn phải dùng vì không có điều kiện khoan giếng. Phía cuối làng, nơi có ngọn đồi, người dân có muốn khoan nước cũng không bói ra nước vì ở đó khoan xuống hàng trăm mét vẫn chỉ thấy đá với đá. Nếu đào giếng thì may ra có nước nhưng là nước ót ở đồi xuống có pha lẫn thuốc sâu. Cá biệt, một số gia đình nằm trên kho hóa chất bảo vệ thưc vật cũ thì không thể khoan hay đào vì mùi thuốc sâu bốc lên đến phát sợ. Từ đó, làng tôi trở nên nổi tiếng với cái tên mới - Làng Ung Thư. Nhiều người thấy độc mồm còn gọi làng tôi là làng Hương Khói thay cho tên cũ là Hương Vân.

Ôi, làng tôi! Tôi lo lắng cùng người dân làng tôi. Tôi lo cho làng tôi, thương xót dân làng tôi. Tôi muốn, muốn nhiều lắm nhưng không được vì sức có hạn. Tôi ước gì dân làng tôi được sống thanh bình như bao năm trước, như lúc tôi còn bé. Tôi ước là mình có đủ khả năng để làm được gì đó cho làng, để làng tôi lại được như xưa.

Để có thêm thông tin về làng tôi, mọi người có thể tìm kiếm trên Google search: Làng ung thư + "Hương Vân"

(Làng tôi trên GoogleMaps)

[1] Tre kiến là tre bị kiến đục ra để làm tổ từ lúc còn non, khi mới thoát măng, làm cho ngọn tre không lành lặn và thủng một bên.
[2] Tôi chỉ nhớ được là như vậy, không biết có phải là đờ-luyn gì đó hay không.
[3] Ngô bồi là ngô được nấu như cơm với nhiều nước, sau khi đun sôi sẽ được vùi xuống bếp tro với trấu qua đêm để hạt ngô nở to ra.
[4] Bốn cái khổ của đời phụ nữ, như các cụ nói: “Thứ nhất là mồ côi cha, thứ hai gánh vã, thứ ba góa chồng”
[5] Lượm lúa là bó lúa đã cắt lại thành từng bó nhỏ để gom lại cho dễ



Người sửa: CaKhoai - 20/06/2023 lúc 8:55am
CaKhoai ©

Website: www.gadonvietnam.com

Y!M: cakhoai69

Slogan: Huy chương vàng là quan trọng nhất!
Quay lên trên
Ma_mai Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 15/09/2008
Khu vực: n.a
Tình trạng: Offline
Điểm: 740
Lựa chọn cho Bài viết Lựa chọn cho Bài viết   Lượt cám ơn (0) Lượt cám ơn(0)   Trích dẫn Ma_mai Trích dẫn  Phúc đápPhúc đáp Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 08/12/2008 lúc 5:05am
Hay quá anh Khoai ạ ... Em chưa được chăn trâu , đánh giậm ... chỉ nghe người lớn tuổi hơn kể lại ... Viết nhanh tiếp nhé anh , em đang chờ ... Clap
Quay lên trên
gakogay Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 17/09/2008
Khu vực: vinh phuc
Tình trạng: Offline
Điểm: 504
Lựa chọn cho Bài viết Lựa chọn cho Bài viết   Lượt cám ơn (0) Lượt cám ơn(0)   Trích dẫn gakogay Trích dẫn  Phúc đápPhúc đáp Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 08/12/2008 lúc 6:08am
kí ức tuổi thơ của anh CK thật là đẹp, làng anh thật yên bình trong thời đai công nghiệp hóa. đang đến đoạn hay bác lại dừng thế? bác nhanh viết tiếp nhé.
Quay lên trên
ganoivn Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng


Gia nhập: 17/09/2008
Tình trạng: Offline
Điểm: 61
Lựa chọn cho Bài viết Lựa chọn cho Bài viết   Lượt cám ơn (0) Lượt cám ơn(0)   Trích dẫn ganoivn Trích dẫn  Phúc đápPhúc đáp Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 08/12/2008 lúc 8:37am
Hay và thật cảm động... bác Chiến ơi.  Xin phép bác cho tôi copy sang 1 mạng khác cho mấy người bạn học của tôi đọc nhé.
Quay lên trên
Administrator Xem...
Q.lý Diễn đàn
Q.lý Diễn đàn
Hình đại diện

Gia nhập: 13/09/2008
Khu vực: Hà Nội
Tình trạng: Offline
Điểm: 1257
Lựa chọn cho Bài viết Lựa chọn cho Bài viết   Lượt cám ơn (0) Lượt cám ơn(0)   Trích dẫn Administrator Trích dẫn  Phúc đápPhúc đáp Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 08/12/2008 lúc 3:34pm
Bác cứ tự nhiên. Cây nhà lá vườn nên bác cứ hái ăn ạ. Smile
CaKhoai ©

Website: www.gadonvietnam.com

Y!M: cakhoai69

Slogan: Huy chương vàng là quan trọng nhất!
Quay lên trên
Guests Xem...
Guest
Guest
Lựa chọn cho Bài viết Lựa chọn cho Bài viết   Lượt cám ơn (0) Lượt cám ơn(0)   Trích dẫn Guests Trích dẫn  Phúc đápPhúc đáp Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 08/12/2008 lúc 5:54pm
Kụ củ Khoai viết về làng quê và ký ức tuổi thơ hay quá! Tôi cũng như Kụ, chúng ta đều sinh ra lớn lên từ làng quê yên bình nơi ấy có những lũy tre xanh nghiêng mình bên bờ ao và cây đa giếng nước sân đình. Những năm tháng cơm không đủ ăn áo không đủ mặc, chăn trâu cắt cỏ và vv... Đọc bài Kụ viết mà cảm súc trào dâng, dung dưng nước mắt nhớ về những năm tháng tuổi thơ ngây và nhớ về những người nông dân chất chất ngày ngày lam lũ vv... Ôi.
Quay lên trên
Songkiếmhợpbích Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 28/09/2008
Khu vực: Tiên tửu quán
Tình trạng: Offline
Điểm: 465
Lựa chọn cho Bài viết Lựa chọn cho Bài viết   Lượt cám ơn (0) Lượt cám ơn(0)   Trích dẫn Songkiếmhợpbích Trích dẫn  Phúc đápPhúc đáp Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 08/12/2008 lúc 9:16pm
Thumbs%20UpThumbs%20UpThumbs%20Up ClapClapClap Bài viết hay quá, mình như đang sống lại với thời thơ ấu, đọc đi đọc lại mãi mà vẫn thấy hay, càng đọc càng thấy hay. Cám ơn CK nhiều. Chúc tác giả có nhiều bài viết hay như thế để bạn đọc thưởng thức.Thumbs%20Up
Clap
Quay lên trên
khoa troc Xem...
Thiếu niên
Thiếu niên
Hình đại diện

Gia nhập: 26/09/2008
Tình trạng: Offline
Điểm: 1118
Lựa chọn cho Bài viết Lựa chọn cho Bài viết   Lượt cám ơn (0) Lượt cám ơn(0)   Trích dẫn khoa troc Trích dẫn  Phúc đápPhúc đáp Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 09/12/2008 lúc 9:00am
Củ khoai mật
Thật là ngon
Cắm cái tăm
Thành con nghé...hé hé
 
Em thích lắm
Không ăn đâu
Để làm trâu
Cày giúp mẹ....
 
Kí ức tuổi thơ và những ước mơ ấy luôn đồng hành với chúng ta , dù có đi đâu, ở đâu thì trong mỗi chúng ta đều luôn nhớ về một miền quê tuy nghèo nhưng đầy thân thương, ấm áp...
Chúc cho bác Khoai nhanh khỏi bệnh để lại có thể vừa nhậu vừa sáng tác cho anh em thưởng thức nhé !
 
 


Người sửa: khoa troc - 09/12/2008 lúc 8:38pm
Caí gì cũng biết 1 tí, nhưng mà tí thì biết cả 2.
Quay lên trên
sư vuơng Xem...
Thành viên Danh dự
Thành viên Danh dự


Gia nhập: 16/09/2008
Tình trạng: Offline
Điểm: 413
Lựa chọn cho Bài viết Lựa chọn cho Bài viết   Lượt cám ơn (0) Lượt cám ơn(0)   Trích dẫn sư vuơng Trích dẫn  Phúc đápPhúc đáp Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 10/12/2008 lúc 12:09am
 Perfecto
Cú»™c đời đó có bao lâu mà hững hờ. TCS
Quay lên trên
Administrator Xem...
Q.lý Diễn đàn
Q.lý Diễn đàn
Hình đại diện

Gia nhập: 13/09/2008
Khu vực: Hà Nội
Tình trạng: Offline
Điểm: 1257
Lựa chọn cho Bài viết Lựa chọn cho Bài viết   Lượt cám ơn (0) Lượt cám ơn(0)   Trích dẫn Administrator Trích dẫn  Phúc đápPhúc đáp Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 10/12/2008 lúc 1:33am
Bác Kiên viết tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Anh đấy? Big%20smile Tiếng Tây Ban Nha thì = perfect còn tiếng Anh thì là điếu Cigar. Bác định tặng CK cái nào? 
CaKhoai ©

Website: www.gadonvietnam.com

Y!M: cakhoai69

Slogan: Huy chương vàng là quan trọng nhất!
Quay lên trên
khoa troc Xem...
Thiếu niên
Thiếu niên
Hình đại diện

Gia nhập: 26/09/2008
Tình trạng: Offline
Điểm: 1118
Lựa chọn cho Bài viết Lựa chọn cho Bài viết   Lượt cám ơn (0) Lượt cám ơn(0)   Trích dẫn khoa troc Trích dẫn  Phúc đápPhúc đáp Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 10/12/2008 lúc 1:40am
Nghe giống giống tiếng Italo
Caí gì cũng biết 1 tí, nhưng mà tí thì biết cả 2.
Quay lên trên
my khat Xem...
Thanh niên
Thanh niên
Hình đại diện

Gia nhập: 16/09/2008
Khu vực: BẮC NINH
Tình trạng: Offline
Điểm: 3125
Lựa chọn cho Bài viết Lựa chọn cho Bài viết   Lượt cám ơn (0) Lượt cám ơn(0)   Trích dẫn my khat Trích dẫn  Phúc đápPhúc đáp Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 10/12/2008 lúc 2:03am
hay quá mỗi miền quê trong ký ức đều bình yên và thân thiết với mỗi con người bây giờ công nghiệp hoá hiện đại hoá, khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên nhan nhản lòng cũng mừng vì quê hương phát triển nhưng cũng còn tiếc chút gì bình yên của thời chăn trâu, chọi dế và  bắt cá mỗi mùa nước lớn quá.
Quay lên trên
thu_hung_linh_ke Xem...
Sư kê
Sư kê
Hình đại diện

Gia nhập: 15/09/2008
Khu vực: Hà Nội
Tình trạng: Offline
Điểm: 10014
Lựa chọn cho Bài viết Lựa chọn cho Bài viết   Lượt cám ơn (0) Lượt cám ơn(0)   Trích dẫn thu_hung_linh_ke Trích dẫn  Phúc đápPhúc đáp Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 10/12/2008 lúc 4:12am
a khoai văn thơ lai láng quá nhỉ làm thơ hay hoá ra viết văn cũng hay luôn Wink

Người sửa: thu_hung_linh_ke - 10/12/2008 lúc 4:14am
gà chọi hay thôi chưa đủ...
Quay lên trên
sư vuơng Xem...
Thành viên Danh dự
Thành viên Danh dự


Gia nhập: 16/09/2008
Tình trạng: Offline
Điểm: 413
Lựa chọn cho Bài viết Lựa chọn cho Bài viết   Lượt cám ơn (0) Lượt cám ơn(0)   Trích dẫn sư vuơng Trích dẫn  Phúc đápPhúc đáp Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 10/12/2008 lúc 5:32am
Ban đầu được viết bởi Administrator Administrator viết:

Bác Kiên viết tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Anh đấy? Big%20smile Tiếng Tây Ban Nha thì = perfect còn tiếng Anh thì là điếu Cigar. Bác định tặng CK cái nào? 
 
 Biết ngay CK thế nào cũng nhận ra tieng TBN. Tôi vốn sống ở sát Mễ tây Cơ, bọn Mỹ thì quen mồm cái gì cũng "perfect" nên nói theo cũng nhàm; vì vậy có cái gì tôi khoái quá tôi hay nói  "perfecto", bọn nó hiểu cả vì sinh ngữ phụ của nó là tiếng Tây ban Nha không phải tiếng tây.
 Bài viết của anh đối vo*'i tôi đúng nghĩa "hoàn hảo" tu*` lời văn, hình ảnh và tâm trạng của tôi. Cảm ơn anh.
Cú»™c đời đó có bao lâu mà hững hờ. TCS
Quay lên trên
Administrator Xem...
Q.lý Diễn đàn
Q.lý Diễn đàn
Hình đại diện

Gia nhập: 13/09/2008
Khu vực: Hà Nội
Tình trạng: Offline
Điểm: 1257
Lựa chọn cho Bài viết Lựa chọn cho Bài viết   Lượt cám ơn (0) Lượt cám ơn(0)   Trích dẫn Administrator Trích dẫn  Phúc đápPhúc đáp Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 10/12/2008 lúc 6:39am
1. Cám ơn bác Kiên đã có lời khen. Các cụ bảo "được lời như cởi tấm lòng" cấm có sai. CK đang phập phồng 2 cánh mũi như 2 cánh con bướm vàng đang phơi nắng. Big%20smile
2. Cám ơn chú Mã Mái đã có lời khen. Văn thơ anh chẳng ra gì cả nhưng đó là tâm trạng thật của anh, đặc biệt là những năm gần đây, làng anh bị ô nhiễm nước và tự nhiên trở nên nổi tiếng vì...bệnh Ung thư nên cái "cảm" tự nhiên nó thò ra thôi. Dù sao cũng phải cám ơn chú đã tiêu hóa giúp anh. Nếu còn tiêu hóa được thì mấy bữa nữa sẽ có "ĐỜI TÔI" được ra lò. Có lẽ đời tôi sẽ rộng hơn LÀNG TÔI nhiều. Tongue
 
CaKhoai ©

Website: www.gadonvietnam.com

Y!M: cakhoai69

Slogan: Huy chương vàng là quan trọng nhất!
Quay lên trên
Ma_mai Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 15/09/2008
Khu vực: n.a
Tình trạng: Offline
Điểm: 740
Lựa chọn cho Bài viết Lựa chọn cho Bài viết   Lượt cám ơn (0) Lượt cám ơn(0)   Trích dẫn Ma_mai Trích dẫn  Phúc đápPhúc đáp Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 10/12/2008 lúc 8:30am
Tiếp đi anh , hết Làng Tôi anh làm nốt Đời Tôi rồi Bạn Tôi nữa nhé hehehe !
Quay lên trên
ganoivn Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng


Gia nhập: 17/09/2008
Tình trạng: Offline
Điểm: 61
Lựa chọn cho Bài viết Lựa chọn cho Bài viết   Lượt cám ơn (0) Lượt cám ơn(0)   Trích dẫn ganoivn Trích dẫn  Phúc đápPhúc đáp Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 10/12/2008 lúc 9:50pm
Trong hình, khg hiểu bác Khoai làm gì mà đứng bên gốc cây mà lại cứ cúi nhìn đất vậy nhỉ
Quay lên trên
phhp Xem...
Q.lý chuyên mục
Q.lý chuyên mục
Hình đại diện

Gia nhập: 15/09/2008
Khu vực: Hải Phòng
Tình trạng: Offline
Điểm: 765
Lựa chọn cho Bài viết Lựa chọn cho Bài viết   Lượt cám ơn (0) Lượt cám ơn(0)   Trích dẫn phhp Trích dẫn  Phúc đápPhúc đáp Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 10/12/2008 lúc 10:54pm
Ban đầu được viết bởi ganoivn ganoivn viết:

Trong hình, khg hiểu bác Khoai làm gì mà đứng bên gốc cây mà lại cứ cúi nhìn đất vậy nhỉ

Bác Hùng không biết à? Khoai đang mải ăn thịt Sóc đấy.LOLLOLLOLLOL
Đoàn kết- Đoàn kết- Đại đoàn kết

Thành công- Thành công- Đại thành công
Quay lên trên
Administrator Xem...
Q.lý Diễn đàn
Q.lý Diễn đàn
Hình đại diện

Gia nhập: 13/09/2008
Khu vực: Hà Nội
Tình trạng: Offline
Điểm: 1257
Lựa chọn cho Bài viết Lựa chọn cho Bài viết   Lượt cám ơn (0) Lượt cám ơn(0)   Trích dẫn Administrator Trích dẫn  Phúc đápPhúc đáp Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 11/12/2008 lúc 12:12am

Ặc ặc ặc!!! Mọi người nhầm cả rồi! Khuất sau lùm cây là 1 con gà nòi đấy ạ! LOLLOLLOL

CaKhoai ©

Website: www.gadonvietnam.com

Y!M: cakhoai69

Slogan: Huy chương vàng là quan trọng nhất!
Quay lên trên
Songkiếmhợpbích Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 28/09/2008
Khu vực: Tiên tửu quán
Tình trạng: Offline
Điểm: 465
Lựa chọn cho Bài viết Lựa chọn cho Bài viết   Lượt cám ơn (0) Lượt cám ơn(0)   Trích dẫn Songkiếmhợpbích Trích dẫn  Phúc đápPhúc đáp Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 11/12/2008 lúc 1:14am
 Khà khà!!! Thảo nào cây vạn tuế tốt thếLOL
Quay lên trên
 Phúc đáp Phúc đáp Trang  123>
  Chia sẻ Chủ đề   

Chuyển đến Chuyên mục Quyền tại Chuyên mục Xem...






Trang này được tạo ra trong 1.015 giây.