Khóa chủ đềĐạo kê diễn nghĩa bình giải

 Phúc đáp Phúc đáp Trang  12>
Tác giả
  Chủ đề Tìm kiếm Tìm kiếm Chủ đề  Lựa chọn cho Chủ đề Lựa chọn cho Chủ đề
ganoi25 Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng


Gia nhập: 15/10/2011
Tình trạng: Offline
Điểm: 6
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Chủ đề: Đạo kê diễn nghĩa bình giải
    Ngày đăng: 15/10/2011 lúc 6:21pm

Đạo kê diễn nghĩa bình giải

Bình giải: Mộng Lang - Minh họa: Độc Cô Cầu Hòa - www.ganoi.com

1. Hậu biên yến quản đồng hành
Hậu biên đồng hành tức là Hậu Biên Tiên Lộ. Hàng biên và hàng hậu cùng song song đi xuống, cuối cùng hàng hậu tấp vào hàng biên cùng đi xuống ngón ngoại. Đây là gà quý.

2. Giáp Long Chi Tự Điềm Lành Hữu Linh
Vảy Giáp Long đóng ở ngón thới. Vảy có hình cánh bướm hoặc từa tựa vảy rồng nên được gọi là giáp long. Loại thần kê này chuyên dùng móng làm trảo để điểm vào mắt địch.

3. Âm minh thư đoản tài tình,
4. Âm minh hùng đoản thanh vang hổ gầm.
5. Hổ gầm khẩu chớ lặng câm,
6. Hoặc rung khẩu hạ biết ra vẹn toàn.

Âm minh thư đoản là tiếng gáy thanh, rít mà ngắn ở tiếng ngân cuối. Cũng là loại gà có tài.
Âm minh hùng đoản là tiếng gáy mạnh mà ngắn ở tiếng ngân cuối. Tiếng gáy có âm thanh như cọp rống. Khi gà gáy mạnh và tiếng gáy kết thúc ngắn gọn thì đó là gà dữ.

- Gà gáy phải há lớn miệng mới tốt. Ngậm miệng lặng câm không tốt.
- Khi gáy mỏ dưới không rung mới tốt. Rung thì cũng chưa vẹn toàn.

7. Vậy thời cho rõ đừng oan,
8. Kẻo mà hay phản "Đạo Kê" là thường.
9. Xem gà ta phải cho tường,

Người xưa xem phép đá gà là Ðạo vì nó đòi hỏi sự thông suốt kê kinh. Ðoạn này xác quyết sự chính xác của kinh và quy sự thất bại vào người xem kinh chưa thông suốt.

10. Rõ ràng "hoa thới" một đường thẳng ngay.
11. Nội lên tiếp ứng nào hay,
12. Có mà "giáp độc" chận ngay là tài.

- "Hoa Thới" tức là Thới Hoa Ðăng. Vảy của ngón thới không ngưng lại ở chậu mà chạy thẳng lên tới cựa rõ ràng thắng tắp thì gọi là Hoa Thới.
- Vảy của ngón nội không ngưng ở chậu mà chạy thẳng lên tiếp ứng với Thới Hoa Ðăng tạo thành ngã ba và nhập một đi thẳng tới cựa.
- Cả hai hàng vảy này bị Ðộc giáp chặn lại tại cựa. Vảy độc giáp ở hàng Quách là một vảy lớn hả mồm ngậm chiếc vảy cuối cùng của Hoa Ðăng.

Lưu ý: vảy Ðộc giáp không phải là một liên giáp mà chỉ là một vảy lớn.

13. Chận rồi còn thể là hai,
14. Chấn trên giữ dưới thế hoài phải phân.
15. "Thần hổ đệ nhất" nên cân,

Đoạn này mô tả vảy "Đệ Nhất Thần Hổ Đao".
- Vảy ĐNTHĐ là đại giáp nội đóng tại hàng Quách, tức là liên giáp bao gồm ba vảy.
- ĐNTHĐ hả miệng ngậm chiếc vảy cuối cùng của Thới Hoa Đăng đi lên vì thế vảy này đóng trên cựa 1 ly.
- ĐNTHĐ phải đóng cả hai chân.

Gà có vảy này được liệt vào hạng "Linh Kê".

16. "Hổ Thần Đệ Nhị" cũng phân rõ ràng.
- Đệ Nhị Thần Hổ Đao nằm ở hàng Quách và cũng hả miệng ngậm ngọc giống như Đệ Nhất Thần Hổ Đao. Cả hai đều nằm trên cựa 1 ly nhưng Đệ Nhị Thần Hổ Đao không phải là một đại giáp mà chỉ là một liên giáp. Đại giáp do ba vảy tạo thành, liên giáp chỉ do hai vảy mà thôi.

- Hai chân đều có Đệ Nhị Thần Hổ Đao đóng, nếu không thì thất cách.
- Thới Hoa Đăng của vảy phải rõ ràng và thẳng tắp. (Đăng có nghĩa là đèn. Đèn đỏ rực thắp sáng thẳng hàng đẹp như hoa nở nên gọi là đèn hoa.) Có lẽ vì những vảy này nổi lên tròn trịa đẹp như đèn hoa nên có tên là Hoa Đăng.
- Gà có chân này có tài cản cựa địch khó đâm. Rất quý.

Thưa quý độc giả, Tàng Kinh Các của Nhất Phẩm Ðường lưu trữ nhiều Giáp Kinh của các danh gia. Một trong những Giáp Kinh này do danh sư Phan Kim Hồng Phúc biên soạn và trong đó có sự khác biệt của Ðệ Nhất và Ðệ Nhị Thần Hổ Ðao.

Sau đây Mộng Lang xin trình bày những điểm quan trọng của ngài Hồng Phúc.

Theo như Sư Kê Phan Kim Hồng Phúc thì Thần Hổ Ðao không phải là một liên giáp hay đại giáp mà chỉ là một giáp tại hàng Quách.

- Ðệ Nhất Thần Hổ Ðao thì đóng trên cựa một ly và cũng mở miệng ngậm ngọc.
- Ðệ Nhị Thần Hổ Ðao cũng có hình dáng tương tự nhưng nằm cao hơn.

Gà có vảy này thì ra đòn xuất quỷ nhập thần. Khó có địch thủ nào sống sót để gáy.

*Thầy Phan Kim Hồng Phúc không cho biết vảy Đệ Nhị Thần Hổ Đao nằm cách cựa bao nhiêu nhưng phỏng theo hình vẽ của thầy thì Đệ Nhất Hổ Đao nằm cách cựa khoảng một vảy hoa đăng, Đệ Nhị Hổ Đao nằm cách cựa khoảng 2 vảy hoa đăng. Hình vẽ dưới đây là tài liệu riêng của Tàng Kinh Các nhưng phương vị của vảy thì giống nhau.

17. Quay sang "liên cước tam hoàn",
18. Đôi chân phải có ngọc song mặt tiền.

Ngọc song có thể là Song Cúc và cũng có thể là Lưỡng Ngọc Song Cước. Mộng Lang xin đưa ra cả hai để quý độc giả dễ bề nghiên cứu.
Vảy Song Cúc đóng ở mặt tiền cả hai chân. Vị trí của vảy ở hai chân phải tương xứng nhau thì mới tốt. Nếu vảy này đóng ngay cựa thì đúng cách.

Gà có vảy Song Cúc có biệt tài đá liên hoàn cước. Mỗi lần xuất chiêu là đá liên tục ba bốn đòn.


 
Lưỡng Ngọc Song Cước
Cả hai chân đều có vảy to phía trên cựa. Một chân có đại giáp ở hàng Thành. Một chân có đại giáp ở hàng Quách.
Gà có vảy này luôn luôn có biệt tài đá song cước cực kỳ lợi hại và được nổi danh là Lưỡng Cước Kê (Theo Sư Kê Phan Kim Hồng Phúc)

Gà có Lưỡng Ngọc Song Cước đá song cước nhưng gà này có đá "liên cước tam hoàn" hay không thì không thấy sư kê nhắc đến.

19. Rõ ràng nó đá đòn kiêng,
20. Lại thêm đòn thủ mé cần đòn ngang.
21. Thêm rằng bể hậu khai biên,
22. Là tiên giáng xuống cậu tên gà nòi.

Ðòn kiêng có lẽ là đòn quăng còn gọi là xạ. Ðòn quăng là đòn đá vào mặt và cần cổ địch thủ bất thình lình mà không mổ trước.

Bể Hậu Khai Biên là cậu của gà nòi.
Có sách chép: " Bể Biên Khai Hậu" là cậu gà nòi. Bể hay khai thì cũng giống nhau. Ðường "Quách" và đường Hậu đều có một vảy nứt ra chia làm hai. Gà ấy là gà hay.

23. Trường thành địa giáp nên coi,
24. Những vảy ấy có gà hay thường thường.

Trường thành là vảy ở hàng Thành lấn sang hàng Quách. Khi ta nhìn ở mặt tiền thì thấy vảy hàng Thành có diện tích rộng theo chiều ngang.

Vảy Ðịa Giáp là một vảy nhỏ ở dưới lòng bàn chân. Phải lật lên mới thấy. Loại gà này được liệt vào "Linh Kê".

25. Thới mang nhân tự một đường,
26. Dễ mà khinh nó sọ bêu phải tường.

Ngón thới có vảy nứt như chữ Nhân thì gọi là Nhân Tự Thới. Gà có vảy này chuyên nhả đòn độc và thượng hành đi trên. Nếu nhân tự mà đóng ở các vảy cuối sát móng thì gà có tài móc mắt.

27. Phải tường tứ ứng mà thương,
28. Đôi chân như một trường nương người mời.

Tứ Ứng Độ Sơn là 4 vảy độ đếm từ cựa trở lên nằm trên gò cao cách biệt với các vảy độ kế tiếp khuyết hẳn xuống. Nếu được 3 vảy nổi cồm lên thì gọi là "Độ Tam Ứng" và kém hơn gà tứ ứng, ngũ ứng, lục ứng v.v.

Gà có Tứ Ứng Độ Sơn cả hai chân là gà quý.
Gọi là Độ Sơn vì hình thể cao hẳn lên như 4 ngọn núi.
Lưu ý: Bốn vảy này phải to lớn gần bằng nhau.

29. Song liên là vảy của trời,
30. Phải xem cho nhớ đời đời nước hai.

Song Liên là liên giáp nội do hai vảy dính liền tạo thành và đóng tại hàng Quách.
Theo tài liệu trong Tàng Kinh Các thì có hai loại song liên tự.

Loại thứ nhất
- Song Liên đóng ngay cựa nhưng không cần phải ngậm ngọc, và cũng không cần phải có đường thới hoa đăng.

Loại thứ hai
- Song Liên phải ngậm ngọc và đóng ngay cựa. Đường thới hoa đăng phải tốt. Viên ngọc bị ngậm không nhất thiết là ngọc cuối cùng. Gà có Song Liên Tự theo cách này ăn đứt các vảy Nhật Thần, Hổ Khẩu, và Hàm Long.
Lưu ý: Đừng lộn Song Liên Tự với Đệ Nhị Thần Hổ Đao. Đệ Nhị Thần Hổ Đao đóng trên cựa. Song Liên Tự đóng tại cựa.

Theo các sư kê thì gà có Song Liên thì có đòn độc từ cuối nước thứ hai đổ đi.

31. Hiểu rằng vảy nhỏ "lạc mai",
32. Chẳng nên căn cứ một hai đòn tài.

Lạc Mai là bốn năm vảy chụm lại và đóng trên hoặc dưới cựa. Gà có vảy này thuộc loại thường. Ta không nên căn cứ một hai đòn hay mà giữ gà này vì nó không phải là chiến kê.

33. Đòn tài bán nguyệt nữ giai,
34. Thêm vào ngón giữa ra oai nhiều đường.

Vảy bán nguyệt là một đường chỉ vòng bán nguyệt tại cựa. Tuy nhiên, câu này không mô tả đường chỉ đó mà muốn đề cập tới ngón chân cong hình bán nguyệt.

Bán Nguyệt Nội là hai ngón nội của cả hai chân cong hình bán nguyệt. Nếu gà mà có bán nguyệt tại ngón giữa (ngón Chúa) thì lại càng cực kỳ hay.

Chiến kê có chân cong hình bán nguyệt có biệt tài móc mắt đối phương, giỏi song cước, nhảy cao và đá tạt ngang rất ác nghiệt.

35. Đừng cho thất hậu bản lườn,
36. Riêng hai thứ ấy kiên cường phải sâu.

Những sư kê có nhiều kinh nghiệm thì họ cho rằng hàng vảy quan trọng bậc nhất không phải là hàng vảy tiền phía trước mà chính là hàng vảy hậu phía sau. Tiền hư thì còn gỡ gạc được, chứ nếu hậu hỏng thì không thể dùng được nữa.

Một con thần điểu tốt phải có hàng vảy hậu no tròn và đều đặn từ chậu đến gối.

Bản lườn tức là lườn tam bản. Loại lườn này có đáy trệt và hai vách hơi vuông vức trông giống như đáy của loại thuyền đóng bởi ba miếng ván nên gọi là lườn tam bản. Kinh sách khuyên ta không nên dùng loại gà có lườn tam bản.

Ngược lại với lườn tam bản thì có lườn tàu có đáy nhọn. Khi ta "vô tay" nâng gà lên thì sẽ cảm thấy đáy lườn cộm vào lòng bàn tay.

"Vẹo lườn thì bỏ, vẹo mỏ thì nuôi"

Xương lườn nằm ở phía dưới bụng của gà. Nếu xương lườn sâu và thẳng không bị "vạy" thì chiến kê ấy có thể tạm coi là tốt.

37. Tam tài tứ quý là đâu,
38. Song tam song quý mới hầu tài cho.

Theo tài liệu của Tàng Kinh Các thì có rất nhiều loại tam tài khác nhau. Loại thông thường là ba vảy nhỏ đóng sát gối như hình vẽ này.
Qúy điểu có loại vảy này thì ra đòn cực kỳ mãnh liệt hung ác.

Tứ quý là bốn hàng vảy đóng sát gối. Chiến kê có tứ quý chuyên đá lòn, đá dĩa. Con gà đi dưới cũng có nhiều đòn độc ma quái riêng của nó.

Song tam = hai chân có tam tài
Song quý = hai chân có tứ qúy.

Trích dẫn nhân đọc bài của anh Mộng Lang, thấy hay quá nên tối dzìa lục lại các sách vở cũ thấy có các trường hợp sau, xin cũng góp vui:

1/ vảy "hoa mai": ngoài trường hợp "Lạc Mai" mà anh Lang đã nêu còn có trường hợp khác gọi là "Mai Cựa"; do các vảy của hàng biên phụ đi ngang cựa đóng thành; Gà có Mai Cựa khá lắm, thỉnh thỏang gà này đâm cựa rất độc, khi nó trổ tài đối phương phải mang tật.

2/ có sách viết "lệch Lông thì bỏ, lệch mỏ thì nuôi": tức số lượng lông lớn 2 bên cánh của gà phải bằng nhau mới tốt, bên ít bên nhiều thì bỏ không dùng (có lẽ ảnh hưởng đến thăng bằng của gà lúc bay nhảy chăng ? ), còn lệch (vẹo) mõ là dùng chắc là do người xưa nghĩ là "có tật có tài"

Trên giang hồ có nhiều tài liệu diễn giải khác nhau về vảy Tứ Trụ Giáp. Có sách chép "Tứ Trụ Giáp là một chân có Án Thiên và phủ địa, một chân khác có Án Thiên.

Có sách khác lại phác hoạ vảy Tứ Trụ Giáp như bốn ô vuông nằm gần và đều nhau tại cựa, hai ô ở trên, hai ô ở dưới.

Nhưng nếu là như vậy thì xem ra nó lại giống như vảy Khai Vương rồi ?



Người sửa: ganoi25 - 15/10/2011 lúc 6:23pm
Quay lên trên
ganoi25 Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng


Gia nhập: 15/10/2011
Tình trạng: Offline
Điểm: 6
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 15/10/2011 lúc 6:24pm

39. Gà tài vảy độ càng to,
40. Nghinh thiên cho tỏ bo bo "độ điền".
41. Độ điền mới quý làm sao,
42. Hẳn là vua cả trên cao lộng hành.

Mộng Lang truy cứu nhức cả đầu nhưng cũng không tìm ra được vảy "Ðộ Ðiền". Có lẽ là vảy độ có hình vuông như chữ Ðiền chăng ?

43. Đến lần biên độc làm anh,
Ðộc biên là một hàng vảy biên chạy từ đầu gối xuống quá chậu ra ngón ngoại.
Thần Ðiểu có vảy độc biên thì đá chết địch thủ, khó có con nào thoát chết.

44. Đa biên mà dứt chẳng lành hiện ra.
Ða biên là có từ hai hàng vảy biên trở lên.
Ða biên mà đứt đoạn thì càng tồi. Kinh sách khuyên ta không nên dùng.

45. Dặm xa ngoại ngón chỉa ra,
46. Gà hay cũng đặng tài xa phải đòn.
47. Ngón giữa giáp vảy nhập môn,
48. Tài hay móc họng như côn thọc hầu.

Có sách cho rằng nếu ngón Ngoại có vảy nứt ra hoặc có vảy nhỏ chen vào thì tốt. Nhưng cũng có sách cho đó là xấu.

Kê Kinh viết:
"Vảy may vảy rủi đâu là
Hư có vảy ngoại thiệt là chẳng may."

Tất cả các sách đều ghi nhận nếu vảy ở hàng thành (còn gọi là ngoại) mà bị nứt ra thì là điềm chẳng may. Vảy của ngón Ngoại là do hàng Thành tiếp tục chạy xuống quá chậu mà thành. Như thế chúng ta có thể kết luận rằng dậm tại ngón Ngoại là xấu.

Một trong những tài liệu ghi nhận dặm Ngoại xấu đã ghi thêm rằng nếu dặm Ngoại cách ba vảy tính tử móng chân thì càng tồi, gà có số bị đui.

Nhưng nếu vảy nhỏ dặm vào ngón Chúa (ngón giữa) thì đó là điềm tốt. Ðoạn này có thể mô tả vảy Ẩn Ðầu Long. Ẩn Ðầu Long nằm sát móng trước vảy nhập môn và bị vảy nhập môn che khuất. Khi bẻ cong móng lên thì sẽ thấy nó lộ ra. Nếu vảy giặm nằm ở vị trí khác trên ngón Chúa thì nó có tên là Lạc Diệp. Gà có vảy Lạc Diệp và Ẩn Ðầu Long là gà dữ.

------------------------------------------------

Trích dẫn Công nhận gà có vẩy giắt tại ngón ngọ là gà hay, giống này quá dữ đòn và cực hung hăng có khi đá cả người vì ông bác tôi có con gà cú có vẩy này chuyên đánh người.
Bác Mộng Lang kiếm đâu được sách hay thế, chỉ bảo cho anh em đọc với, mọi người phải cảm ơn bác nhiều đấy!
đọc sách (của tác giả Minh Tâm nào đấy) thấy trường hợp nứt vảy hay dặm ở hàng ngoại cũng rất phức tạp : (hàng ngoại = hàng thành + ngón ngoại)
- nếu có 1 vảy hàng Thành vô cớ bị nứt thì gọi là Khai Tiền - đây là điềm báo xui xẻo (gà đá xổ chơi thì hay nhưng đá độ có tiền thì xui ?? :oo: ); còn nếu có 1 vảy nứt ở hàng Quách - thì gọi là Bàng Khai - gà thường thường còn dùng được.
- nếu có 2 vảy liên tiếp ở hàng Thành bị nứt thì là Xuyên Thành - tốt (nếu 2 vảy liên tiếp hàng Quách nứt thì gọi là Tả Công - tốt); các trường hợp này nếu các vảy dưới cựa "nứt" thì tốt hơn.
- các sách điều ghi "Dặm ngoại bất tồn" - nếu có vảy nhỏ dặm chen vô hàng Ngoại đều xui xẻo, gà dễ bị mù ( :oo: - điều này tôi chưa thấy thực tế, vì gặp trường hợp này chủ gà đều sợ không dám cho ra trường; trong thực tế tôi thấy nhiều con gà chẳng có cái vảy giặm nào 2 chân rất đẹp nhưng sáp trận cũng bị địch đá cho mù mắt)

Trích dẫn à các bác cho tôi hỏi cái: có phải "Dặm ngoại" = "Liên giáp ngoại" ???
Cho em hỏi cái khác nhau của 2 vẩy "nguyệt tà" và "xuyên đao" ?
Câu hỏi của nhà vua thì gachoihn đã trả lời rồi.
Nhưng theo sách thì có tới hai quyển phân biệt Nguyệt Tà và Xuyên Ðao. Theo đó thì Nguyêt Tà chỉ đóng dưới cựa mà thôi.
Vẩy vấn tại cựa mà phía hàng thành thấp , hàng quách cao gọi là vày gi ?

Trích dẫn Nguyệt tà hình trăng khuyết hoặc từa tựa như vậy, còn xuyên đao thì vẩy có hình nhọn chỉ vào cựa.
Cả hai đều cao ở hàng thành và thấp ở hàng quách đóng chéo xuống chứ không phải ngang , 2 vẩy này có tác dụng như nhau (gà có vẩy này chắc chắn 1 điều biết dùng cựa) nên người ta thường gọi thế nào cũng được, có người gọi xuyên đao, có người gọi nguyệt tà, ngoài này có người gọi trễ giáp.
Vẩy vấn tại cựa mà phía hàng thành thấp , hàng quách cao thì mình hỏi mấy ông bác chơi gà cũng chịu , họ bảo gà có vẩy quấn như vậy không phải kiểu, nhưng các ông ấy chỉ biết kinh nghiệm về gà đòn thôi gà cựa thì không biết theo như BEBI nói thì chắc là đúng cho cả gà cựa.
Mà có người bảo gà tre cũng là 1 giống của gà chọi , không biết có đúng không nhỉ?
Tôi nghĩ phép xem vảy là áp dụng chung cho tất cả lọai gà Chọi, tùy theo loại gà minh chơi là linh động ứng dụng.
Với gà cựa ta phải chú trọng các vảy cho biết gà "nhạy cựa", "tránh cựa"... còn với gà đòn phải để ý thêm các vảy báo tài "về khuya".
ví dụ vảy "Song Liên" mà anh Lang đã nói trên là một vảy rất quý với gà đòn; nhưng có thể không hay với gà cựa : vì gà "Song Liên" này tới cuối nước thứ 2 đi mới chịu xuất chiêu, trước đó thì đá rất thường; lỡ khi gặp địch thủ ác quá, thì nội trong hiệp đầu đã bị chém cho tơi tả (nhiều khi tiêu tùng luôn) rồi còn sức đâu nữa mà ra chiêu các hiệp sau  ; nhưng cũng kiểu vảy này với gà đòn thì khác, các hiệp một hai nó đá như chơi những người không biết cứ đổ bạc về phía con gà kia; nhưng tới hiệp ba chẳng hạn gà mình chỉ cần "xuất chiêu" là tha hồ hốt bạc

Ban đầu được viết bởi bebi bebi viết:

gà cựa hay đòn gì thì cũng là gà cả.
phép xem vảy áp dụng cho tất cả các lọai gà chọi đấy chứ.
(đọc các sách này thấy có nói: gà Tàu (gà ta) nếu có vảy quý hiếm đem đi chọi vẫn có thể đá chết gà nòi đấy).

Tuy trong sách bảo rõ ràng
Bình thời chấp pháp y bằng chấp phương.

Phép xem vảy có thể đem ra áp dụng cho cả hai loại. Kinh sách dạy ta tùy cơ ứng biến. Tỷ như gà có vảy Lạc Ma Hàm Cốc vốn có tài đứng nước khuya thì áp dụng cho đá đòn hay hơn đá cựa.

Bài Kinh theo vần thơ lục bát được truyền tụng là do Tả Quân Lê Văn Duyệt viết và theo sử liệu thì quê quán tổ tiên của Tả Quân vốn ở Quảng Ngãi; từ đời nội tổ đã dời về Nam lập nghiệp. Qua đời thân sinh thì lại dời về Rạch Gầm, (thuộc tỉnh Mỹ Tho ngày nay.) Mỹ Tho, Sóc Trăng, và các tỉnh miền Tây thì nổi tiếng về gà cựa nên nhiều người đã cho rằng bài Kinh của Tả Quân là viết cho gà cựa.

Kê Kinh khá dài và có nhiều dị bản. Nếu ai chưa đọc qua thì cho ML biết mình sẽ đăng lên.

Ban đầu được viết bởi bebi bebi viết:

]trong khi chờ xem bài của anh, tụi em chỉ bình luận thêm về các trường hợp đặc biệt khi xem vảy thôi.
Rất mong anh post tiếp tục phần bình của bài Đạo Kê trên.
Xin lỗi anh nhiều. Mong anh lắm lắm

Bebi luận kinh hay mà. Bài Kê Kinh thì thiên hạ cho là do Tả Quân viết cho gà cựa chứ mình cũng không biết thật hư thế nào. Bebi đã viết là phép xem vảy có thể đem ra áp dụng cho cả đòn lẫn cựa tùy trường hợp thì đúng như câu "Tùy cơ thời vận nên hư mà dùng". Như thế thì Bebi là một cao thủ xem vảy rồi. Vậy mà còn giả vờ nữa ta.

------------------------------------------------

Trường gà này được thành lập ra khá lâu nhưng ở đây phần đông là những người ngoại quốc hoặc người Việt nhưng lại thích luận gà bằng Anh Ngữ. Hiếm hoi lắm mới có được tiếng cười nói đùa vui của mấy cậu. Vậy chúng ta tiếp tục tán dóc về gà đi thôi. Mà ML không phải là dân đá gà đâu hỉ, bổn thầy chùa chỉ thấy kinh gà và thú vui đá gà ngồ ngộ nên nghiên cứu chơi vui thôi. 

Ðể tiếp tục tụng niệm kinh gà, xin mời qúy độc giả suy niệm đoạn kinh sau:
 
49. Con nào sọ thắt liền nhau,
50. Biết rằng là nó cam đau chịu đòn.
51. Khấc đầu nó chịu đá lòn,
52. Lủi sau lòn trước là con thế gà.
53. Thế gà hẳn có tài ma,
54. Nhằm đâu cũng đặng miễn là phản công.

Ðoạn này mô tả sọ gà. Theo sách vở thì cái sọ gà khá quan trọng. Tỷ như sách xem tướng liệt những kẻ có bướu sau gáy thuộc vào thành phần phản loạn thì gà cũng có sách tướng riêng của nó. Thế nên, một người Sư Kê thượng thặng thì phải biết sọ gà của mình.

Khi một vị Sư Kê đưa tay bóp ngang sọ gà phía trên gò mắt thì thấy nơi đó bị khuyết và nhọn về phía trước theo xương sọ. Nếu nơi đó mà thắt lại, khuyết nhiều, thì đó là con gà thế.

Ở phía sau ót cũng vậy. Tất cả mọi sọ gà đều thắt lại và bằng phẳng trước khi nổi lên cao để nối với xương cổ. Nếu sọ mà dài ra sau quá thì không có nghĩa là gà xấu, nó chỉ không phải là con gà thế.

Gà thế thì có tài ngoai lên lòn xuống đủ mọi cách để hạ địch thủ, nó là con gà khôn.

55. Gà mà có quản mai hồng,
56. "Mai son" thời biết anh hùng là đây.

Theo Thầy Phan Kim Hồng Phúc thì gà có quản mai hồng là gà có đôi chân chia làm ba màu rõ rệt.

57. "Tam Vinh" vảy ấy gà hay,
Cũng theo thầy PKHP thì Tam Vinh là chân cẳng minh bạch. Ba hàng vảy Ðộ, Biên, Hậu phải đúng cách: Hàng Ðộ phải no đủ, Biên không bị đứt đoạn, Hậu phải xuống quá cựa.

58. Lộc điền cũng đặng gà cay gà kỳ.
Lộc Ðiền là hai vảy đâu đầu với nhau. Nếu hai vảy này được ngăn bởi đường đất nhỏ ở giữa không lấn qua Quách hoặc Thành thì nó có tên là Lộc Ðiền Tự. Vảy này xấu.

Nếu đường đất ngăn chia hai vảy này quay đầu vào Quách thì nó có tên là Lộc Ðiền Nội. Vảy này tốt nếu đóng ngang cựa. Nếu đóng ở những nơi khác thì cũng thuộc loại thường.

Ngược lại nếu đường đất quay đầu ra Thành thì nó có tên là Lộc Ðiền Ngoại. Vảy này xấu.

Trích dẫn "Đâu Đầu Nhịn Miệng" :mrgreen: : theo sách gà tôi có (của tgiả Minh Tâm) 2 vảy Thành- Quách nhỏ (nhỏ hơn phân nữa các vảy khác trên hàng) cụng đầu như Lộc Điền ở trên thì gọi là Đâu Đầu Nhịn Miệng - gà có vảy này xấu không xài được.
Vảy quấn cán bị nứt giữa (nhìn giống như Lộc Điền):
- Vảy quấn nứt xuống 1 đường đóng ngay cựa thì gọi là Quấn Án Hòanh Khai - gà tốt, trong mỗi hiệp đấu có xuất 1 chiêu rất hiểm hóc.
- Vảy quấn nứt xuống 2 đường (chia vảy làm 3) thì gọi là Án Vân Đồng Giao - gà cũng tốt luôn.
thấy sách nói vậy tôi cũng không biết vì sao có các tên gọi như thế.

Ban đầu được viết bởi bebi bebi viết:

à các bác cho hỏi: nếu vảy "Lộc Điền Tự" xấu thì mình "đục" thêm một nứt nữa cho thành "Án Vân Đồng Giao" được không dzậy ?

Rằng hay thì thật là hay
Ðục thêm ngay cổ có bề hay hơn. 

59. "Tiểu son" tấm đỏ "ác tinh",
60. Nó là một thứ nên kinh phải nhường.

Chân gà thì có rất nhiều vảy nhỏ lấm tấm ở giữa các khe ngón. Nếu những vảy lấm tấm ở giữa ngón thới và hàng nôi có một vảy có màu đỏ như son thì gọi là Tiểu Son. Gà này đựơc liệt vào hạng ác tinh đâm chém rất dữ.

61. Vào tay cho biết đoạn trường,
"Vào tay" là thò tay ra giữa bụng gà và nâng nhẹ lên để biết đựơc xương lườn dài hay ngắn; dài thì tốt, ngắn thì xấu. Ở những trường gà mà cho phép Sư Kê của đôi bên "vào tay" thì ấy là lúc các Sư Kê khảo nghiệm khả năng chiến đấu của nhau. Một sư kê kinh nghiệm chỉ cần vào tay cả hai con gà cũng đoán biết được khá nhiều về kết quả của cuộc đấu.
 
62. Quản ngay mới đặng một đường như tên.
Quản, còn gọi là cán, là khoản chân từ đầu gối tới chậu.
Quản ngay thẳng thì tốt, quản xiên vẹo, khuyềnh ra thì xấu. Quản mà thắt ở khúc giữa thì qúy.


 
63. Ghim kia trường đoản một bên,
64. Nó là độc nhãn có tên rành rành.

Xương ghim nằm ở phía dưới hậu môn. Khi nhìn từ phía sau thì ta sẽ thấy hai đầu nhọn của ghim nhô ra. Nếu hai xương ghim này khít cỡ ngón tay thì tốt. Nếu xương ghim hở rộng ra quá thì gà này tung đòn thiếu chính xác.

Ngoài ra, nếu hai xương ghim không đều nhau, một bên dài một bên ngắn thì số kiếp con gà ra trường trước sau gì cũng bị đui mắt. Ðoạn kinh trên quả quyết như thế không sai trật.

65. Xét cho có ngọn có nghành,
66. Con nào gò nhật là anh can trường.
67. Gò cao mặt khuyết mà thương,
68. Thương chi gò lép nhãn to mà lồi.

Gò nhật ở đoạn này là gò mắt. Xương gò quanh mắt của gà mà có hình bán nhật thì gà ấy được xem là lì lợm.

"Gò cao mặt khuyết" là nói về gò má. Gà lỳ lợm dữ tợn thì xương gò má nổi cao, mặt mũi uy nghi như một võ tướng.

Kinh sách chê loại gà có gò má lép và đôi mắt to và lồi. Gà có mắt to và lồi thì dễ bị đá mù.

Rồi tiếp tục

69. Thẳng lưng cánh hẹp đã rồi,
70. Lại thêm đuôi phụng cổ đôi mình đầy.

Cẩn thận đừng nhầm lẫn cánh hẹp và vai hẹp. Gà có vai rộng thì mạnh và tốt hơn vai hẹp. Tuy nhiên, gà có vai rộng mà cánh lại hẹp ôm sát thân mình thì tuyệt.

Một con gà bình thường mà có hai cánh xoạc rộng và phệ xuống thì không tốt.

Ðuôi phụng hay "Phụng Vỹ" là đuôi dài chấm đất. Gà có phụng vỹ thì có lắm tài.

Cổ đôi là gà có thêm miếng da sau ót từ gáy xuống tới lưng.

Lưng gà tốt thì phải xuôi với cần cổ và thẳng băng xuống đuôi.
Nếu lưng gà và lưng cánh bằng phẳng như mặt bàn, cao phần trên và hạ thấp xéo xuống mé đuôi thì tốt.

71. Bày ra lưng tốt như vầy,
72. Lưng tôm chẳng khéo lưng gầy tài nghiêng.
73. Ngắn lưng tài ấy bất thiêng,
74. Lại thêm ngắn mã ngắn biên thường tài.

Gà có lưng gù và lưng tôm đều xấu. Năm thì bảy kiếp thì có gà lưng gù có tật có tài còn bình thường thì không dùng được.

Gà có lưng ngắn thì kém tài.
Gà có lông mã ở hai bên hông dài thì tốt, ngắn thì xấu. Ngắn biên tức là hàng vảy biên ở chân gà không chạy dài từ gối quá chậu mà bị đứt đoạn. Loại gà đoản biên này không nên dùng.

75. Đuôi dài giữa thủ một hai,
76. Vũ đôi đa sắc đa oai mà trường.
77. Hậu thêm lông quản lông cương,
78. Hẳn là lông tượng có đường hiển vinh.
79. tài như sấm động vang đình,
80. Một mình trấn thủ "kê linh" "kê thần".

Ðuôi gà mà có chen thêm một vài cọng lông đa sắc nhiều màu thì gà có tài.

Hậu thêm lông quản lông cương
Lông quản ???
Lông Cương tức là lông thép.
Gà có lông mã thép thì rất dữ. Lông mã thép thì nhìn cũng thấy nó cứng rắn. Khi ta sờ vào thì thấy nó khô cứng chứ không mềm như những cọng lông mã bình thường.

Các loại lông voi (lông tượng):

Lông voi (tượng) thì cũng chỉ có một hoặc hai cọng mà thôi. Lông này thường mọc ở cánh và đuôi. Cũng có con mọc ở đùi.

Loại 1: Lông cứng và to như kẽm. Lông này tuy cứng nhưng rất dẻo và nếu bị bẻ cong thì nó cũng duỗi thẳng y như cũ. Loại lông voi này Mộng Lang đã từng cầm xem qua. Loại này được xem là hiếm. Ngàn con có một.

Theo Sư Kê Nguyễn Tú thì có thêm hai loại lông voi khác nữa như hình số 2 và 3.

Loại 2: Lông cứng, lớn sợi, hơi quăn như sợi tóc ngứa. Loại này thường gặp hơn loại 1.
Loại 3: Lông xoắn lại và có sức co giật như lò xo. Loại này cũng hay thường gặp.

Quay lên trên
ganoi25 Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng


Gia nhập: 15/10/2011
Tình trạng: Offline
Điểm: 6
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 15/10/2011 lúc 6:25pm

81. Phụng đuôi điểm rất ân cần,
82. Quăn lông xoắn mã trông bần mà thương.
83. Kê kia phản vỹ nhiều đường,
84. Đặng xem cho biết "tứ thương khứ đà".

Ðuôi phụng như đã nói trên là đuôi dài chấm đất.
Ngoài ra, có các loại lông đuôi đặc biệt sau đây:

Nguyệt cung: lông đuôi có nhiều khúc trắng như trăng lưỡi liềm.

Bạch linh: Lông đuôi có một sợi trắng không đen chỗ nào

Lông mã là lông ở hai bên hông của gà. Lông mã cứng như xương nên gọi là thép. Gà cựa mà có mã dài, rậm và có mũi nhọn như kim thì đó là con gà chiến. Lông mã mà có vài cọng xoắn lại như hình vẽ này thì lại càng dữ tợn. Mã có nhiều màu sắc khác nhau "tạp sắc" thì không hay. Nhưng nếu có chấm nhỏ li ti thì tuyệt.

Phản Vỹ: Ðuôi có vài sợi lông quăn lại như tóc uốn. Khi kéo thì thẳng ra, khi buông tay thì lại quăn trở lại như lò xo.

Tứ Thương Khứ Ðà ?????????

Hôm nay chúng ta tìm hiểu về triều thiên của các vị vua.
 
85. Một hai mão thủ xem qua,
Tả quân Lê Văn Duyệt đã từng mô tả mồng gà như mão quan. Phàm trời đất đã xếp đặt cho con gà tài có một chiếc mão oai phong phù hợp với tài năng của chúng.

ML đã từng được xem qua diện mạo của hai con gà xuất chúng thì cả hai đều có mão xếp từng lớp đổ về phía mỏ như vương miện của Tần Thuỷ Hoàng.

 

86. Dáng to mà ngã bất là chỉ thiên.
87. Anh hùng chẳng ngã chẳng nghiêng,
88. Chấn trên mồng thủ trung kiên thăng trời.

Mồng gà có gốc từ mỏ và mọc về sau đầu. Nhưng nếu gà có gốc mọc từ trên đầu và đổ về phía trước mỏ thì không gọi là mồng mà gọi là Mão.

Con gà này có mão từng lớp đổ về phía mỏ. Gà có mão là Vương Kê, có phong cách đường đường là một Chúa Công, tài trí một trời một vực.

Mồng gà như hình tam giác có đỉnh nhọn chỉ lên trời thì gọi là mồng chỉ thiên. Gà có mồng thẳng không nghiêng mé tả hoặc mé hữu được cổ nhân ưa chuộng và liệt vào hạng anh hùng.

Trong các loại mồng gà thì mồng dâu là thường gặp nhất.
Mồng dâu không to cũng không nhỏ, nó có từ ba hoặc bốn cạnh trở lên và thường ngay thẳng.

Một loại mồng khác là mồng trích. Mồng như mồng chim trích, thường thì mồng này trệt xuống. Gà mồng trích đá nhanh.

Mồng lá chỉ có nơi gà cựa. Gà mồng lá đá hăng dữ nhưng nếu không hạ địch thủ trong ba nhang đầu thì càng về khuya càng dễ thua.

Mồng Hoa
Gà có mồng như cánh hoa nhiều cánh xếp lại. Nếu mồng này mà đổ về trước thì chẳng khác gì mão quan. Các Hành Giả khi đá gà mà gặp đối thủ có mồng xếp lớp đổ về trước như con này thì nên cẩn thận.

89. Lại thêm hàm kéc lá đôi,
Hàm kéc lá khoé miệng sâu rộng như miệng kéc. Gà có khoé miệng sâu thì mạnh mỏ và khi mổ thì bám rất chắc.

Mỏ lá đôi hay mỏ "ba lá" là loại mỏ có hai rãnh ở bên hông mỏ. Nhìn từa tựa như mỏ được ghép lại bởi hai phần.

Các Hành Giả có thể bấm vào hai link sau đây để xem thêm hình chụp của gà mỏ đôi: Mỏ'>http://i1208.photobucket.com/albums/cc363/ganoi25/DaoKe/dkbg89a.jpg"">Mỏ đôi 1. Và đây: Mỏ'>http://i1208.photobucket.com/albums/cc363/ganoi25/DaoKe/dkbg89b.jpg"">Mỏ đôi 2
 
90. Mỏ xuôi mà đoản chính tôi anh hùng.
Mỏ gà càng dài thì càng yếu. Càng cong thì càng chậm.
Mỏ xuôi mà đoản là mỏ thẳng và ngắn. Mỏ xuôi và hơi cong vừa phải là tốt nhất. Mỏ như mỏ chim sẽ thì cắn nhanh đớp lẹ khiến đối phương không kịp né tránh.

Mỏ nhỏ mà dài thì yếu
Mỏ cong thì chậm

91. Túc trường có thể hình cung,
Ðùi gà và quản gà cong theo hình cung là tốt nhất.

Ðùi gà và quản gà thẳng băng như cây cột thì không tốt, không tốt.

Quản cong hình cung nhưng đùi thẳng băng 90 độ như cột nhà là không tốt. Dễ bị ngã ngửa.

Gà có thế đứng hai đầu gối chụm lại và hai bàn chân xoạc rộng như hình này thì đá đòn không ngay.

92. Đại song đại lép tài trung văn toàn.
93. Nở đùi ngắn quản thì ngoan.

Ðại song đại lép là nói về quản gà, còn gọi là chân, cán, cặp giản v.v.
Quản gà mà to thì gà đá chậm, mau mệt.
Quản gà lép gầy xương xẩu là tốt nhất. Đá lâu mệt, đứng nước khuya tốt.

Ðùi gà phải nở nang to bằng thân hoặc lớn phình lớn hơn thân mới tốt. Nếu ta nhìn từ phía trước mà thấy đùi gà phình to hơn thân thì tốt.

Ðùi gà phải nở theo hình bầu dục. Ðùi tròn xấu, đòn yếu kém.

94. Hậu trên nở dưới thắt ngang cán thần.
Quản gà mà thắt lại khúc giữa thì tốt. Thắt quản không có nghĩa là quản bị cong. Quản ngay thẳng như mũi tên nhưng thắt lại ở đoạn giữa.

Như hình vẽ thì quản gà tại A và C đều lớn bình thường nhưng đoạn B bị thắt lại.

95. Cán thần cứ một mà phân,
96. Đùi hai trên dưới bất cân mà tài.

Ðùi gà phải dài gấp đôi quản gà. Ðùi hai quản một theo như câu "Lưỡng túc tam phân" là đúng sách vở.

Ðùi gà là phần quan trọng vì sức mạnh của cú đá được phát xuất từ đùi. Ðùi gà to và dài thì sức mạnh nhân đôi.

Bế gà lên, gập chận lại như hình vẽ và tính từ chậu lên tới gối là phần quản. Nếu chậu gà của bạn chỉ dài tới nửa phần đùi thì bạn đã có một con gà "Lưỡng túc tam phân".

Trích dẫn có bài vè về xem tướng gà nè:
Đầu Công, Mình Cốc, Cánh Vỏ Trai

Đùi dài, Quản ngắn chẳng sợ ai

Chân khô, Mặt gân ấy mới tài
Đầu Công , Mình Cốc, Cánh Vỏ Trai
Quản ngắn, đùi dài chẳng sợ ai
Khô Chân, gân Mặt ấy gà tài
hay
Tía chân khô , ô chân ướt hoặc Xám lông khô , ô lông ướt
.....

Đại loại đó là những câu kết thúc kinh nghiệm dân gian, được truyền miệng nhau từ đời này qua đời khác , khi tôi còn bé tí nuôi gà chọi thì cũng đã thuộc được mấy câu như vậy rồi. Như vậy những câu nói dân gian như vậy cũng trùng lặp với Đạo kê của bác ML.

Ban đầu được viết bởi gachoihn gachoihn viết:

Kiểm nghiệm qua những con gà của mình nuôi và ra sới gà nhiều tôi thấy những gì trong đạo kê cuả Bác ML nói nhiều cái đúng (tất nhiên không phải cái gì cũng đúng gà chọi mà):
Ví dụ như mào gà nó thể hiện tính anh hùng của nó nhiều lắm, tôi đã chứng kiến những trận gà kết nhưng có một trận làm tôi nhớ , đó là sới làng Vạn Phúc Hà Đông , 1 con gà bịp chân xanh cực hay nhìn đã biết gà kết mang từ Quảng Ngãi ra gặp 1 con gà mơ tía chân vàng của Gia Lâm - Hà Nội, gà bịp là con gà đi trên rất mau đòn , ra toàn đòn nặng rất đau lại còn toàn đánh đòn điểm (chỉ điểm vào hầu , đầu , mặt) nên mới hồ 5 gà mơ tía mù 1 mắt , đầu xưng to, 2 lỗ tai xưng phồng, loạng quạng (phải nói gà mơ cũng là con gà kết nên mới đứng vững tới hồ 5) gà bịp biết vậy toàn nhằm mang tối (bên mắt mù) của gà mơ mà đánh nên gà Mơ càng khó tránh đòn, ai cũng nghĩ gà bịp sẽ thắng chỉ riêng chủ gà mơ (1 bố già) là vẫn bình thản như không, mặt lạnh te bởi vì đến hồ 9 thì con gà bịp bỏ chậy chỉ với mấy cái trả đòn nhạt chân của gà mơ mặc dù gà mơ đã bê bết máu và đứng không vững.
Về sau tôi mới nghe lỏm được bố già ấy nói với mấy đứa con hay cháu gì đấy là gà mình kém tài hơn họ nhưng nhìn thì thấy gà họ có cái mào hèn và cặp mắt nhớn nhác lắm, không thể đứng khuya hồ với gà mình được, gà mình lại là con gà khuya hồ và lỳ đòn nên chấp nhận ghép gà (lúc đầu nhiều người can là gà kết mang từ Quảng Ngãi ra đấy đừng nghép).
Từ đấy về sau tôi không bao giờ thích nuôi gà có mào xấu và rất kị gà tông hèn ...

Trích dẫn Xin bác ML tiếp đi nhé, bọn tôi cảm ơn bác rất nhiều lắm, chắc cũng chỉ vì niềm đam mê mới giúp bác làm việc này thôi .
Theo như sách vở thì gà có cựa lung lay là gà quý. Nhưng gà tre có cựa lung lay thì mình cũng chưa gặp qua.

Còn như gà đòn mà có cựa lung lay thì không biết là có đá được không nhỉ ?

Này gachoihn, Mộng Lang rất thích câu chuyện đá gà của thí chủ. Thí chủ có nhiều kinh nghiệm đá gà vậy nếu rảnh thì cứ thỉnh thoảng thuyết pháp cứu độ chúng sinh nhá.

Cuối tuần Mộng Lang mới gởi bài lên được. Hôm nay bận nghiên cứu Ðạo Kê vẫn chưa xong. Hẹn cuối tuần sẽ đăng. Chúc quý Hành Giả một cuối tuần an lạc.

--------------------------------------------------------

Tiếp tục Kê Đạo........
 
97. Nhìn xa ngón ngọ thấy dài,
98. Sát trung cang điểm là hai thứ quà,

Sát Cang Điểm và Trung Cang Điểm đều nằm ở ngón Ngọ. (còn gọi là ngón Chúa). Ngón Ngọ là ngón chân dài nhất trong bốn ngón. Có sách không gọi là Cang Điểm mà gọi là Cân Điểm và Can Điểm.

Trung Cang Điểm là ngón Chúa cứ cách hai vảy lại có một điểm đốm khác màu đóng vào như vệt chấm. Gà có vảy này thì tài nghệ nghiêng trời lệch đất.

Trung Cang Điểm cuồng kê thường hạ địch thủ ở nhang thứ nhất. Ít có con nào sống sót qua nhang thứ hai.

Sát Cang Điểm, hay Sát Cân Điểm là ngón Ngọ có hai điểm đốm ở hai vảy sát nhau. Gà có vảy này thì đá tới tấp như hung thần. Cuồng kê này đá khắp mình mẩy đối phương không chừa chỗ nào.

99. Ngực gà cũng thể nhìn qua.
100. Gặp như thực tả "quý kê" hẳn là.
101. Hẳn là giống ấy văn gia,
102. Đa mưu chiến lược tài ra tật nguyền.

Gà có "trữ thực tả" là gà có bầu diều bên trái. Bình thường thì mọi con gà đều có bầu diều bên phải. Những con gà trữ thực tả thì rất hiếm và có ẩn tài.
Tiện có con "trữ thực tả kê" này thì Mộng Lang xin "tả" kỹ thêm về đôi chân của một con gà đòn. Theo như kinh sách thì gà chọi phải có cặp đùi to bằng hoặc to hơn thân mình của nó. Ta có thể đứng phía trước và xem xét nếu thấy cặp đùi nở to bằng hoặc hơn thân mình của nó thì đó là cặp đùi tốt. Qúy Bồ Tát cần lưu ý thêm là quản (phần chân từ chậu đến gối) gà phải nhỏ và thẳng thì mới tốt. Quản to và mập thì xấu.

103. Lưỡi đầu lưỡng chẽ đã duyên,
104. Lại thêm lưỡi thấp lưỡi chuyên như rùa.
105. Gà này giống tỏ con vua,
106. Điểm đen đầu lưỡi bất thua "kê thần".
107. Như trên đã kể ân cần,
108. Kẻo rằng chẳng đặng xa chân thời phiền.

Lưỡi đầu lưỡng chẽ (lưỡng thiệt) là đầu lưỡi của gà chia đôi thành hai lưỡi. Gà này rất quý.

Gà có lưỡng thiệt thì lưỡi bị chẻ ra như hình 1.
Gà có bớt đen ở đầu lưỡi cũng được liệt vào hạng gà qúy không thua "kê thần" như hình 2.

Lưỡi thấp (Đoản thiệt) hay lưỡi rùa là gà có lưỡi nhưng rất cụt như hình vẽ. Theo như kinh sách thì gà lưỡi rùa miệng rất hôi thối.

Đoản thiệt kê đựơc xem như Hoàng Thái Tử vì có tài nghệ áp đảo quần thần.

109. Bấy lâu tướng vảy bất duyên,
110. Cùng xin xuất hết chinh chuyên "Đạo gà".
111. Đạo gà như thể trăm hoa,
112. Biết đâu mà kể vảy xa vảy gần.

Thú chọi gà được Sử Ký đề cập đến tại xứ ta ít nhất là từ cuối thế kỷ thứ mười ba vì khi quân Nguyên xâm lấn nước ta thì Thái-Sư-Thượng-Phụ Hưng Đạo Đại Vương có khiển trách binh sĩ và các tì tướng của ngài về tội mê chọi gà.

Nước ta có chiến tranh triền miên. Khi Pháp chiếm kinh thành Huế thì đã thiêu rụi thư viện quốc gia. Kinh sách, tài liệu hiếm quý phút chốc tan biến thành khói. Có thể là các pho sách bị đốt bao gồm những tài liệu thơ phú liên quan tới Đạo Kê của cổ nhân.

"Đá như trong Kinh" - Người xưa dày công nghiên cứu kê pháp và xem nó như nghề nghiệp. Ðạo Kê (Gọi là Kê Ðạo theo cách đọc của Hán văn hoặc Ðạo Kê theo lối đọc của Việt văn) là Đạo, là Nghiệp có lẽ vì nó đòi hỏi sự hiểu biết có bài bản.

Quay lên trên
ganoi25 Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng


Gia nhập: 15/10/2011
Tình trạng: Offline
Điểm: 6
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 15/10/2011 lúc 6:26pm

113. Xa gần nó ở ngoài chân,
114. Lộ dung hình dữ nên phân thế này.
115. Con nào đá cựa đá tầy,
116. Đá ngang đá dọc đá rày chẳng kiêng.
117. "Vy đao" "yểm địa" "thắt biên",
118. Thì ra vảy ấy bất kiêng bất nhường.

Theo tài liệu của mình thì Giáp Vy Đao không phải là những vảy nhỏ của hàng thới đi lên mà là vảy của hàng Quách (còn gọi là hàng Nội). Giáp Vy Đao có mũi nhọn như mũi dao chỉa vào cựa. Giáp Vy Đao phải có từ ba mũi trở lên. Nếu chỉ có hai mũi thì nó có tên là Song Phủ Đao.

Chiến kê có Giáp Vy Đao ra đòn ác độc sát phạt tới tấp dọc ngang khiến đối phương không kịp thở.

Vảy Yểm Ðịa là một vảy nhỏ dặm thêm vào của ngón Ngọ sát chậu. (cẩn thận đừng lộn với vảy Ẩn Ðịa).

Trong phép xem vảy thì vảy nhỏ ăn vảy to. Vảy bên chân trái ăn vảy bên chân phải.

Yểm Ðịa đóng cả hai chân thì gà có tài hạ địch thủ trong nhang đầu. Nhưng quý Bồ Tát cũng biết rằng khi hai con gà tài gặp nhau thì cuộc đấu có thể sẽ không kết thúc nhanh chóng mà trái lại kéo dài vì những con gà có tài tấn công thường cũng có tài né tránh chịu đòn bền khuya.

Mình đã từng được nghe những mẩu chuyện kể về hai con gà tài đụng nhau mà mỗi con đều đã có thành tích hạ đối phương trong nhang đầu lại không thể hạ được nhau cho tới nhang cuối để rồi hoà nhau nhưng khi về thì sáng ra cả hai đều lăn ra chết.

Người xưa giải thích rằng những con Thần Kê không phục nhau và chúng không bỏ chạy tuy trong mình mang nội thương và lục phủ ngũ tạng đã nát bấy nên sau khi kết thúc trận đấu thì quy tiên.

Quản gà mà có rãnh ở giữa tạo ra bởi hai hàng vảy Thành và Quách nổi cao lên như hình vẽ này thì gọi là Hàm Rập, vảy này tốt.

Trích dẫn Hàm Rập đúng như Bebi mô tả nên còn gọi là "Lòng Ống Máng". Dâu Săn là vảy có mũi nhọn như mũi tên đâu lại với nhau trông giống như hình hột bắp. Gà có vảy Dâu Săn đá đau đòn lắm.

Tiếp theo là phần khảo sát về vảy hậu.

No Hậu
Theo như các Sư Kê lão luyện thì họ chú ý tới hàng hậu nhiều hơn là hàng tiền. Nếu hàng tiền đựơc xem như hàng vảy chứa đựng tài nghệ cho các đòn tấn công thì hàng hậu được xem như hàng thủ thế của gà. Tiền tốt mà hậu bần thì hỏng. Hậu tốt mà tiền bần thì vẫn có thể xài tạm.

Gà có hàng hậu no nê và chạy dài từ gối xuống tới cựa hoặc sâu hơn đều được xem là tốt. Con nào vảy hậu xuống không tới cựa hoặc nát hoặc khiếm khuyết đều bị loại bỏ.

119. Thất hậu đoản thẳng một đường,

Đoản Hậu
Vảy hậu xuống chưa tới cựa như hình vẽ này thì xấu, không nên đem ra Kê Trường.

120. Lại thêm chia gối chán chường ối a !

Nát Gối
Hàng hậu xuống tới hoặc quá cựa nhưng sát gối mà nát như hình vẽ này thì cũng xấu. Không dùng được.

Kém Hậu
Hàng hậu xuống tới cựa nhưng vảy hậu nhỏ lăn tăn yếu ớt như hình vẽ thì được xem là kém hậu, cũng không nên dùng.


 
Khai Hậu
Hàng hậu có một vảy nứt ra cũng không xài được ngoại trừ hai trường hợp sau đây:

1. Bể Biên
Hàng Quách cũng có một vảy bể ra thì gọi là "Bể Biên Khai Hậu" là cậu gà nòi. Ấy là điềm lành. Bể biên đây không phải là bể hàng biên mà là một vảy ở hàng Quách bể ra. Bể hay khai cũng đồng nghĩa. Câu "Bể biên khai hậu" hơi tối nghĩa và dễ hiểu lầm. Phải chi sách vở gọi là "Bể Quách Khai Hậu" thì ít có ai hiểu lầm.

2. Quấn Cán
Kê Kinh có chép:
"Rằng mà khai hậu nhỏ to
Mà có quấn cán chẳng lo chút nào."

Hàng tiền có thêm một vảy Vấn Cán, (còn gọi là Quấn Cán). Vảy vấn cán là một vảy dài vấn ngang quản từ Thành qua Quách. (Tựa như vảy Án Thiên hoặc Phủ Ðịa nhưng địa điểm là từ hàng vảy thứ tư trở xuống và trên cựa.)

Đa Hậu
Hàng hậu xuống tới cựa nhưng bị chia ra thành hai hoặc ba hàng vảy thì thất cách nên còn gọi là thất hậu

Trích dẫn Bác Mộng Lang, coi trong sách của bác có nói về vảy Tam Tần không? QNC không rành ve drawing lắm nên không thẻ vẽ cho bà con coi được. Tam Tần la hàng vảy độ của con gà hai chân đều có 3 hàng chạy đều từ trên xuống. Những con gà này rất khôn, dân Sài Gòn thường hay nói là: Tránh, Né, Canh, Cặp.

Bác cỏ thể bình luận thêm về vảy này nhé

-------------------------------------------------------------------

Tiếp tục kê kinh diễn nghĩa thì:
 
121. Ai ơi áp khẩu chỉ ra,
122. Tài hay lụn bại thêm là phí công.

Có hai tài liệu về vảy Áp Khẩu. Theo nhiều tác giả danh tiếng (Mộng lang xin tạm giấu tên) thì vảy Áp Khẩu là ở ngón Thới có một hàng vảy bình thường đột nhiên có một vảy chia đôi thành hai vảy. Nhưng tài liệu hình vẽ vảy áp khẩu như vậy không đúng như Kê Kinh.

Tài liệu thứ hai về vảy Áp Khẩu của tác giả Vũ Hồng Anh thì vảy Áp Khẩu là đường chỉ chẻ ra và sổ dài từ gối xuống chậu và đổ ra rãnh giữa ngón Nội và ngón Chúa (điểm B) hoặc sổ xuống rãnh giữa ngón Chúa và ngón Ngoại (điểm A) theo như câu "hoặc ngoại hoặc chính trung tâm". Hình này Mộng lang vẽ phỏng theo hình của tác giả Vũ Hồng Anh.

Kê Kinh chép:
Áp khẩu đường chém chẻ hai,
Đóng trên các vảy xổ dài xuống ngay.
Ấy vảy nó chỉ ra rày.
Vảy ấy là nó như bày cây kim.
Hoặc ngoại hoặc chính trung tâm,
Nuôi thì tốn lúa lại thêm thua tiền.

Theo Kinh thì hình vẽ vảy Áp khẩu của tác giả Vũ Hồng Anh có phần chính xác hơn. Mộng lang xét thấy chính xác hơn chứ bản thân mình chưa từng thấy qua nên không dám kết luận. Theo như trong kinh thì vảy này là một đường chỉ chém băng qua các vảy như một cây kim. Có lẽ nó phải là một đường chỉ thẳng băng thì đúng như trong kinh hơn.

Gà có vảy Áp Khẩu là gà xấu, không thể đem ra trường được.


 
123. Đôi chân thủy được như sông,
124. Vảy khô như chết móng rồng phải kiêng.

Vảy chân của gà chọi mỏng và trong như mặt nước sông thì ra đòn rất nhanh. Gà có vảy trong và mỏng thì dùng cho gà cựa thì tốt. Đối với gà đòn thì nên chọn vảy khô và lởm chởm như vảy gà chết vì gà có vảy khô tuy ra đòn chậm nhưng đá đau thấu xương.

Kê Kinh có câu:
Bất câu xanh xám trắng ngà,
Ðường đất cho nhỏ vảy mà cho trong.......
Khai mương vảy dóng khô vi
Chơn như gà chết võ thuần chẳng sai.

Vảy trong và mỏng thì đường đất phải cho nhỏ, vảy khô thì Thành và Quách phải nổi cao (còn gọi là hàm rập hoặc khai mương) thì mới tốt.

Cũng theo Kê Kinh thì:
...Vảy đóng cho mỏng chân dày phân ba
Ngón dài nhỏ thắt tằm nga.
Đường đất như chỉ đóng xà cựa kim.
......Cho hay là thể thuần văn
Địch cùng võ thể mười phần toàn công.

Và:
.....Vảy thời to kịch hình dung võ toàn,
Đá thời động địa kinh thiên,
Sánh cùng văn thể thủ thành đặng đâu.

Xem thế thì gà chọi có vảy khô như vảy gà chết thì thuộc dòng Võ. Gà có vảy mỏng và trong như mặt nước sông thì thuộc dòng Văn. Văn quan ăn võ quan. Tuy nhiên, tất cả còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác

Khi một con thần kê thác đi thì các Sư Kê thường giữ lại cặp chân gà để nghiên cứu. Chân gà chết lâu ngày thì thịt teo và vảy khô lởm chởm. Đoạn này mô tả vảy khô như vảy gà chết là vậy.

Mình không có tài liệu về móng rồng mà chỉ có tài liệu về vảy rồng thôi.
Vảy gà xếp lên nhau theo hình thức "Nhân Tự" 人 là gà quý.
Theo Hán văn thì:

Nhân = người
Tự = chữ.

Gà có vảy nhân tự xếp lên nhau trông giống như   Chưởng".

125. "Tam Tài" đòn quý đòn thiêng,
126. Nó hay quăng đá bất kiêng chẳng nề.

Vảy Tam Tài đã được mô tả trong những trang trước. Ngoài ra, khi vảy phủ địa mà có ba cái thì nó đựơc gọi là Tam Tài Phủ Địa, 3 vảy Huyền Châm thì gọi là Tam Tài Huyền Châm v.v.
Gà đá quăng là nạp đòn mà không cần phải núm đầu hay lông đối thủ.

127. Chân nào tứ trụ đa thê,
128. Đòn hay hiểm hóc vỗ về nước khuya,

(Theo ít nhất là 2 danh sư thì vảy Tứ Trụ là 4 vảy giặm ngang cựa mà chia đều nhau, không vảy nào lớn nhỏ. Tài liệu vảy Tứ Trụ của các danh sư kém phần chính xác, hình vẽ chưa hợp lý, bổn Tự cần phái thuộc hạ đi nghiên cứu thêm.

129. "Lạc ma hàm cốc" cũng khuya,
130. Còn như ám chỉ ra tia độc đòn.

Vảy Lạc Ma Hàm Cốc là một vảy có hình tròn thuộc hàng Quách nằm dưới cựa. Theo như Ðạo Kê thì gà có vảy này rất bền nước khuya.

Gà có vảy này ưa bay cao, đá mép, đá hầu và đá tạt rất giỏi.

Ám Chỉ tức là Nguyệt Ám Chỉ. Ðường chỉ này nhỏ xíu quấn ngang sát gối từ Quách qua Thành hình ánh trăng lưỡi liềm. Gà có chỉ này ra đòn độc địa na ná như phép Nhất Dương Chỉ của nhà họ Ðoàn :). Chỉ này còn đựơc gọi là Chỉ Nguyệt Anh. Theo một vài danh sư thì gà có chỉ này rất may độ.

131. Xuyên thành hổ trảo nhiều con,
132. chém như dao cắt địch bon chạy dài.

Xuyên Thành là hai vảy dưới cựa sát nhau của hàng Thành có đường nứt. Ðịa điểm của vày này là khoảng dưới cựa. Gà có Xuyên Thành tung đòn nặng nề đủ làm gãy cổ đối thủ.

Nếu vảy Xuyên Thành mà nằm ở hàng Quách thì nó có tên là Phả Công, (có nơi gọi là Tả Công). Gà có Phả Công chuyên đá tạt rất hung dữ.

Theo danh sư Phan Kim Hồng Phúc thì vảy hổ trảo là chân gà có vảy lốm đốm xanh, đen, hoặc đỏ. Gà có vảy này đá chắc đòn. Mộng lang không có tài liệu hình vẽ của vảy này.

133. Cẳng nào vấn án hoành khai,
134. Khôn lanh như chớp chẳng sai nhiều đường.

Có ít nhất là 3 sự dị biệt giữa các danh sư về vảy Vấn Án Hành Khai.

Theo danh sư Huỳnh Ngọc Trảng thì vảy Vấn Án Hành Khai là 1 vảy vấn có 1 đường nứt ở giữa, vảy này nằm tại cựa hay từ cựa tới chậu thì tốt hơn nằm ở quản gà.

Xem ra thì vảy này gần giống vảy Lộc Ðiền Tự nhưng khác nhau ở đường đất chia đôi. Lộc Ðiền Tự có đường đất chia đôi. Vấn Án Hành Khai cũng có đường chia đôi nhưng chỉ là đường nứt.

135. "Hổ đầu" "hắc bạch" phải thương,
Hổ đầu có thể là Hổ Ðầu Nhâm - ngón chúa có nhiều vết đốm khoang nhỏ li ti. Gà có Hổ Đầu Nhâm ra đòn cực mạnh từ nước hai đổ đi.

Ngoài ra, ngón chúa có một dặm nhỏ ở vảy đầu tiên sát móng thì gọi là Hổ Đầu. Cũng tại điểm này mà có vảy Nhân Tự thì gọi là Nhân Tự Ðầu Hổ. Tất cả đều là vảy của gà dữ.


 
Hắc tức là Hắc Hổ Thới. Các ngón của hai chân đều có móng trắng duy ngón Thới có móng đen cả hai chân thì gọi là Hắc Hổ Thới. Gà này giao tống mạnh.


 
Bạch tức Bạch Ðầu Chỉ. Tất cả các móng đều đen duy ngón chúa của cả hai chân có móng trắng. Gà có Bạch Đầu Chỉ có biệt tài song phi và đá tạt.

Vảy này gởi riêng cho Nhị Ca.
Theo danh sư Huỳnh Ngọc Trảng thì Độ Tam Tằng là độ có hai hàng kẽm kèm theo hộ vệ hai bên. Một hàng kẽm ở bên hàng Quách và một hàng kẽm ở bên hàng Hậu.

Nếu nhìn từ sau cựa của gà và đi theo chiều kim đồng hồ vòng ra phía trước thành một vòng tròn thì chúng ta sẽ có những hàng vảy như sau:

Độ/Kẽm/Quách/Thành/Biên/Hậu/Kẽm/Độ.

Và như thế thì chúng ta trở lại vị trí ban đầu là Độ.
Theo danh sư Huỳnh Ngọc Trảng thì gà có độ tam tằng rất tốt.

Ban đầu được viết bởi vuagasaigon vuagasaigon viết:

Mộng Lang cho em hỏi là vảy đâu đầu khác vấn án hoành khai chỗ nào vậy?

Sự khác biệt gữa hai vảy Vấn Án Hành Khai và Ðâu Ðầu là "đường nứt ở giữa".
Khi gà còn nhỏ thì vảy Vấn Án Hành Khai chỉ là một vảy vấn (quấn). Nhưng khi trưởng thành hoặc về già thì có đường nứt chia đôi vảy vấn nên gọi là Vấn Án Hành Khai. Còn vảy Ðâu Ðầu thì ở giữa chỉ là đường đất bình thường. (không phải đường nứt.)

Có khá nhiều dị biệt giữa các danh sư về hình thức của vảy này nhưng Mộng lang chỉ chọn làm tài liệu những vảy nào có hình thức đúng như tên gọi hoặc đúng như Kê Kinh mô tả mà thôi.

Tên gọi của vảy Vấn Án Hành Khai theo bổn sư hiểu thì là một vảy quấn (Vấn) bị nứt (Khai) một đường (Hành), trấn ngự phía trước (Án).

Tiếp tục Ðạo Kê thì:

136. Như thương "ẩn địa" "giáp cương" là thường.

Vảy Ẩn Ðịa nằm ẩn ở dưới vảy Phủ Ðịa. Vảy Phủ Ðịa là một vảy vấn nằm dưới tất cả các vảy của quản gà. Khi khẽ lật mí vảy Phủ Ðịa lên thì sẽ thấy vảy Ẩn Ðịa nếu có.

Lưu ý: Ðừng lộn vảy Ẩn Ðịa với vảy Yểm Ðịa.

Mộng Lang không có tài liệu của "giáp cương".

137. Nhật thần hổ khẩu khai vương,
138. Chỉ tài võ nghệ cao cường phải ra.

Theo Kê Kinh thì vảy Nhật Thần là vảy có thể chống đỡ được đao thương.
Nhật thần vảy đóng ở đâu,
Nó đóng ngang cựa để hầu phòng thương........

Cũng theo Kê Kinh thì hình thức của vảy Nhật Thần là một liên giáp có đường nứt ở giữa như câu:
Liên giáp hai vảy dính liền
Liên giáp nứt giữa, nhựt thần rất hay.

Có sách cho rằng vảy Nhật Thần có hình tròn. Nhưng Kê Kinh chỉ nói rằng vảy Nhật Thần là một Liên Giáp đóng tại hàng Quách do hai vảy dính liền nhau (giống như Hổ Khẩu) nhưng có thêm đường nứt ở giữa mà thôi.

Bất kể vảy Nhật Thần có hình tròn hay ngũ giác nhưng điểm quan trọng là phải có đường nứt ở giữa và đóng ngang cựa. Nếu không có đường nứt ở giữa hoặc đóng nơi khác thì không phải là Nhật Thần.

Chiến kê có vảy Nhật Thần ra đòn long trời lở đất. Ðường nứt ở giữa của vảy tựa như một lời cảnh cáo cho những địch thủ chán sống.

137. Nhật thần hổ khẩu khai vương,
Vảy Nhật Thần và Hổ Khẩu đều là Liên Giáp Nội đóng tại cựa. Liên Giáp Nội là hai vảy ở hàng Quách dính liền nhau không có đường đất ngăn đôi.

Vảy Hổ Khẩu không có đường nứt chia đôi.


 
137. Nhật thần hổ khẩu khai vương,
Vảy Khai Vương là 4 vảy vấn đóng ở giữa chậu và có một đường khai (nứt) chạy băng qua vảy thứ hai và ba. Ðường nứt tạo ra chữ Vương 王 

Kê Kinh viết:
Khai vương giữa chậu hai bên
Chẳng sớm thì muộn không quên đòn tài.

Vảy Khai Vương phải đóng dưới cựa và càng sát chậu càng tốt. Vảy Khai Vương mà đóng trên cựa thì thất cách.

Có sách mô tả vảy Khai Vương đựơc tạo ra bởi hai vảy vấn chứ không phải 4 vảy vấn. Mộng lang chọn dùng loại 4 vảy vấn vì bản thân đã từng đựơc xem qua, loại 2 vảy vấn bị trùng tên với vảy Gạc Thập.

Có một số Sư Kê không thích vảy Khai Vương vì tuy rằng vảy này là vảy tài nhưng gà lại ít gặp may.

Trích dẫn VỪa đọc qua thấy ML giải thích về vẩy đâu đầu , nói thực thì tên vẩy mình không biết nhiều , chỉ nhìn thì mới biết thôi, nhưng theo mấy tay chơi gà ngoài này nói thì vẩy đâu đầu như ML nói khác cơ, đâu đầu là 1 chùm vẩy chụm đầu vào nhau , đâu đầu vào nhau (khác với các vẩy chụm vào nhau hình hoa thị , hình hoa thị xoáy trên gối , hay dính vào nhau hình chữ vương thì lại là gà tài) , vẩy đâu đầu là 4 vẩy hoặc 8 vẩy hay nhiều hơn đâm đầu sát vào nhau cơ, nếu đóng trên gối thì lại càng chán hơn.
nếu nói đến đường nứt không thì có 4 loại nứt:
- nứt ngang : 1 vẩy quấn có thêm 1 đường nứt lõm xuống như vết chém ngang
- nứt dọc : 1 vẩy quấn có thêm 1 đường nứt lõm xuống như vết chém dọc
- nứt hình chữ thập : 1 vẩy quấn có thêm 2 đường nứt lõm xuống như dấu cộng ấn vào.
- nứt hàng nội (vết chém dọc vào 2 vẩy hàng nội, hay vết rạch hình chữ chi trên 1 vẩy to) , nếu nứt hàng ngoại thì phá cách , ít dùng.
cả bốn loại nứt trên thì gà hay đặc biệt là nứt hình chữ thập là tốt nhất, nhưng tất cả chỉ nứt trên 1 vẩy to thôi hoặc vết chém dọc trên 2 vảy hàng nội.
Như vậy vẩy khai vương không phải là 1 vẩy to có vết chém hình chữ vương, mà là 6 vẩy riêng rẽ dính lại (dính lại khác với đâu đầu lại hay khác với vết chém trên một vẩy lõm xuống) tạo thành vẩy to hình chữ vương (nhìn qua như 1 vẩy to nhưng là 6 vẩy dính lại nhưng cũng không phải là 1 vẩy to thực có vết chém chữ vương), gà cực hay, ngoài này gọi là vương giáp , đứng đầu các vẩy tài , cực quý vì không dễ gì người đời lại gọi là vương giáp đâu, các cụ ngày xưa đã gọi cái gì là vương thì không phải thứ vừa.

Còn nhật thần thì cũng có cả nhật thần chỉ nữa phải không? đã là mắt trời thì chắc phải có 2 mắt tròn to và đẹp nữa chứ.... tôi cũng chưa nhìn thấy con gà nào có vẩy này cả, nên cũng không biết hay thế nào, tôi đang nuôi con ô chân xanh , có vẩy phủ địa 1 chân, đang hi vọng vào nó nhiều mà không biêt thế nào..
 

Trích dẫn Theo thiển nghĩ của tôi là như vậy không biết có đúng không, vì tôi ra sới thấy nhiều con gà cựa nhật nguyệt , thậm chí phủ địa giáp vẫn thua là thường do vậy mà gà chọi không thể nói chuyện bằng vẩy được, còn phải do nuôi mà tạo ra dũng , do cách đánh giá về đối thủ của gà và cách nghép gà mà tạo ra trí , do tông gà mẹ và khí thế của gà cha hun đúc để lưu tông, giữ danh mà tạo ra uy, do ẩn tướng và tài riêng của nó mà tạo ra võ, do may mắn và do 1 số yếu tố khác nữa mà tạo ra lợi, tuy nhiên những con gà hay thì đều có vẩy hay, nhưng có vẩy hay chưa chắc là con gà hay.....
Xét ra gà chọi các cụ nhà ta ngày xưa ngồi cả ngày xem lối , xem từng cước ,cũng để chiêm nghiệm những gì mình biết mà thôi.

Trích dẫn Đa số sách kinh kê QNC đọc thì đa số là nói về mặt tiền ít nói về hàng vảy độ.

-Vảy Tam Tần: có 3 hàng vảy độ (cả 2 chân) chạy dài từ gối xuống chốt cựa. Theo QNC được biết thì những con gà này rất khôn (thuờng thì loại gà tránh né), và rất may độ.

-Hoa Mai: o hàng vảy độ có một vảy ở giữa 5 cái vảy nhìn giống bông hoa. Những con gà có bông mai thường thì có chân hiểm đá chết địch thủ.

Bác Mông Lang có thể nào vẽ giúp em được không. Tại vì em không biết vẽ minh hoạ.

Trích dẫn Khi tìm được đến đây thì thầy Mộng Lang đã quảy gánh ngao du sơn thủy rồi hả ! BaLoi đọc bài Đạo Kê được thầy ML diễn nghĩa rất tài tình. Lấy làm phục lắm vì BaLoi chơi gà cũng đã lâu, ngày còn bên VN cũng có nghe mấy tay Sư Kê nói về cuốn sách Đạo Kê này nhưng chưa hề thấy qua. BaLoi nghe mấy sư phụ chơi gà nói lại là ông chủ gà Mai Lĩnh, một tay chơi gà rất nổi tiếng ở miền Nam trước 1975. Mai Lĩnh là tên của Mai Lĩnh Ấn Quán, nhà xuất bản , in sách. Tay Mai Lĩnh này chơi gà cũng là bậc sư, có con gà mái lưỡi đen đúc ra nhiều con gà chinh chiến ăn nhiều trận nổi tiếng, dân Sài gòn, Biên Hòa đều biết tiếng. !!!

Có 1 trận gà của Mai Lĩnh thua gà BaLoi rất độc đáo !!!

Vảy Nhật Thần là do chữ "Nhật" (日) tức mặt trời đóng ngay cựa. Vảy này là một liên giáp có dạng hình chữ nhật như chữ Hán. và có đường nứt ở giữa giống như chữ "Nhật". Nhật Thần có nghĩa là Mặt trời mọc buổi sớm.

Vảy Hổ Khẩu (miệng cọp) là do chữ Hán "Khẩu" (口) là miệng. Đây cũng là vảy liên giáp đóng ngay cựa. Tuy nhiên ít khi nào chúng ta có thể tìm thấy gà có lọai vảy này đóng vuông vức vì còn phụ thuộc vào đường chia của vảy bên hàng "Thành". Do đó không phải bắt buộc là vuông góc hòan tòan như hai chữ "Nhật" và "Khẩu" trong chữ Hán.



Người sửa: ganoi25 - 15/10/2011 lúc 6:29pm
Quay lên trên
ganoi25 Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng


Gia nhập: 15/10/2011
Tình trạng: Offline
Điểm: 6
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 15/10/2011 lúc 6:28pm

Đạo kê diễn nghĩa bình giải (tiếp theo)

BaLoi - www.ganoi.com

139. Đao kia vảy đóng hoa cà,
Ấy là đao độc chết thà chẳng khinh.
141. Gặp tên song phủ giáp kinh,
Nhất thời đâm chết nhì thời bất dung.

Trong câu 139 nói đến gà có 6 vảy đóng ngay tại cựa như hình Hoa cà. Hoa cà có 6 cánh và ở giữa một vảy xem như là đài hoa. Lọai gà có vảy Hoa cà đâm rất độc hại, nếu đâm là gà đối phương không mù thì khó mà thóat chết. Thường là gà ba hàng vảy chạy xuống dễ tạo thành hình Hoa cà nhưng không đúng lắm. Nếu gà có 2 hàng trơn mà ở ngay cựa chẽ thảnh 3 hàng vảy thì mới tạo ra vảy Hoa cà.

Trong câu 141 nói đến lọai gà có vảy “Song Phủ” như hình hai cái búa giao nhau. Trong kê Kinh cũng có nhắc đến lọai vảy tương tự như “Song Phủ” là "Nguyệt Phủ", các hành giả chư tôn hay lầm lẫn giữa hai loại vảy này:

Nguyệt phủ là vảy buá trăng,
Thân nội cái vảy dường chưng buá hình.
Hai hàng vảy đóng rành rành,
Hai bên đâu lại hiệu danh giao đầu.

Trong Hán Văn, chữ “phủ” có nghĩa là cái búa có dạng như sau 斧 do đó mỗi chân từ hàng quách (thân nội tính ra) có vảy chạy chéo lên như hình lưỡi búa. Trong sách “Giáp Kinh” của Nhất Phẩm Đường cũng có nói đến lọai vảy kinh thiên động địa này. Gà có vảy “Song Phủ” hay "Nguyệt Phủ" mỗi lần ra trận là có cảnh "máu chảy đầu rơi", phải lấy mạng gà đối phương.

{Hình Vẽ của ĐCCH về Song Phủ Đao}

Nếu đọc lại câu trong Kinh Kê thì thấy chữ "Nguyệt Phủ" là hai vảy có hình như lưỡi búa nhưng đóng hoành ngang sang hàng Thành. Trong Hán tự chữ Nguyệt là 月, do đó phải là vảy vấn liền từ hàng quách sang hàng thành ( Hai hàng vảy đóng rành rành). Nếu chỉ có 1 vảy vấn đóng ngay cựa được gọi là vảy "Nguyệt tà" hay "Xuyên Đao". Nếu hai vảy vấn đóng ngay cựa có hình dạng hơi loe rộng ra như hình đầu búa rìu (bên hàng thành) thì đó là vảy "Nguyệt Phủ".

Nếu hai chân đều đóng vảy "Nguyệt Phủ" như trong câu "Hai bên đâu lại hiệu danh giao đầu" thì thật là vảy độc hại. Gà có vảy "Nguyệt Phủ" hay "Song Phủ" không những có tài đâm mà còn dùng cựa để chém như lưỡi búa !!!

{Hình vẽ của ĐCCH về Nguyệt Phủ Đao - giống như song phủ đao nhưng là hai vảy vấn như hình búa đóng ngay cựa }

143. Xem đao phải biết hãi hùng,
Cựa kim đóng thấp vòng cung vẹn toàn.
Phòng đao "giáp thới" truy hoan,
146. Ửng tâm nhật nguyệt mưu toan hổ rừng.

Câu 143 và 144: Gà mà có cựa hình dạng nhỏ và nhọn lễu như cây kim đóng thấp phía sau chân. Hơn thế nữa là có hình hơi cong như hình cây cung là giòng gà giỏi về đâm cựa. Gà cựa nhọn hình cung thì có tài lấy mắt gà đối phương nhấp nháy.

Câu 145 và 146: Gà có vảy (nứt như chữ thập) mang hình chữ Giáp 甲 đóng ở đầu ngón thới cũng là một lọai gà sở trường về dùng cựa như đao để đâm gà đối phương. Trong phần này Đạo Kê đang bàn về “đao” nên nói đến “Nhật Nguyệt” là một bên cựa màu trắng, một bên cựa màu đen. Lọai gà có cựa Nhật Nguyệt thường được xem như là lọai Linh kê ra đòn dữ như cọp. Trong Kê Kinh có bổ túc thêm như sau :

“Ðôi chơn nhựt nguyệt anh linh chẳng vừa.”

Tuy nhiên Kê Kinh lại nói đến đôi chân chứ không riêng gì cựa, vì thế nhiều sư kê đã diễn rộng ra cựa Nhật Nguyệt không chỉ gói gọn trong màu của cựa mà còn nói đến màu sắc của cả cặp chân nữa. Thí dụ như một chân trắng và một chân đen (rất híêm thấy), hay chân trắng cựa đen, hay chân đen cựa trắng đều được xếp vào lọai gà “Nhật Nguyệt”.

Một điểm khác tiện đây xin được bàn thêm cùng các tôn gỉa, các bậc sư kê và nghệ nhân chơi đá gà là hầu hết đều dùng chữ “anh linh” để diễn đạt là gà Linh Kê. Theo thiển ý của BaLoi thì chữ “Linh” được hiểu theo Việt Ngữ là “linh thiêng” và huyền bí ở đây không hẳn đúng lắm. Tuy nhiên hai chữ “anh linh” hiểu theo nghĩa tiếng Hán Việt thì đó chỉ là một lọai tài giỏi, nhanh nhẹn hơn bậc thường tình thôi. Cho nên gà “Nhật Nguyệt” ra trường đụng phải gà hay hơn cũng bị thảm tử như thường. Các tôn giả không nên hiểu theo hai chữ “Linh Kê” là gà linh nên không thể thua và không thể bị đá bại.

147. Thới mà cao thấp không chừng,
Án bên cánh tả đoản đừng phải phân.
Phủ hoành song giáp là trân,
150. Đòn luôn khép chặt đôi chân phải tường.

Câu 147 và 148: Gà mà có ngón thới, là ngón nằm phía sau gần cựa mà một bên cao, một bên thấp không đều nhau, các chư vị nên cẩn trọng nếu đụng phải. Nếu gà mà có ngón thới bên chân trái ngắn hơn chân phải thì đó là con gà dùng móng để ra chiêu “Hổ Trảo Cầm Nã Thủ” để ra đòn độc hạ thủ gà đối phương khi lâm trận.

Câu 149 và 150: “Phủ Hòanh Song Giáp” tương tự như vảy "Nguyệt Phủ" mô tả trong Kê Kinh đã diễn giải ở câu 141 - Đạo Kê. “Phủ hòanh” là vảy có hình cái búa đóng ngang (hòanh) từ hàng quách kéo qua hàng thành. Vảy này phải được đóng cả hai chân thì mới gọi là vảy của quý kê.

Gà có lọai vảy "Phủ Hoành Song Giáp" có hình dạng như chiếc búa này ra đòn rất khôn lanh, mưu lược và khống chế gà đối phương, gài thế đưa vào tử lộ để dứt điểm trận đấu.

151. "Nhím kê" nó thật cao cường,
"Mỵ kê" mà có ngũ thương tử hình,
Dung nhan ấy thật là tinh,
154. Ngưỡng qua thời biết anh linh cả đời.

Câu 151 và 152: Những con gà có lông mã chỉa ra tua tủa cứng như lông nhím, còn được gọi là gà “lông thép”. Đây là một trong những lọai gà có đặc điểm dị kỳ như “qúai kê” ẩn tướng. Lọai gà lông nhím này có tài nghệ rất cao cường nếu ra trường gà mà các hành gỉa đụng phải lọai gà này phải đề phòng.

“Mỵ Kê” đây là “Tử Mỵ Kê” mà có “ngũ thương” (伍 鎗) tức là cái kiềng hay cái vạc có 3 chân xếp bằng nhau. Ở đây ý nói đến thế ngủ của “Tử Mỵ Kê” khi nằm ngủ đầu xỏai ra phía trước và mỏ chấm xuống đất làm thành 1 điểm, hai điểm phía sau là hai đầu cánh xòe ra chống xuống đất tạo thành 3 điểm chống đỡ trong lúc ngủ trông vững chãi như cái vạc 3 chân.

Câu 153 và 154: Hai câu này chỉ diễn giải thêm về Tử Mỵ Kê. Lọai gà Tử Mỵ Kê dấu tướng rất khó lòng khám phá ra. Nó chỉ lộ hình tướng trong khi ngủ mê mệt mà thôi, cho nên chư vị chơi gà phải tinh ý cho lắm mới khám ra con gà mình có phải là “Tử Mỵ Kê” hay không ? Nếu đúng là Tử Mỵ Kê thì thật là gà quý hiếm và tài giỏi, cả đời chưa dễ dầu gì gặp được một.

155. "Án thiên" gối phủ an nơi,
Gà hay kiếm đặng mà chơi mà chiều.
"Ám long" vảy ấy mĩ miều,
158. Một là "quái kiệt" hai là "linh kê".

Gà nếu có vảy vấn đầu tiên đóng ngang ngay gối thì đó chính là "Án Thiên". Dựa theo luật bất thành văn của Đạo Kê là nếu gà có 3 vảy liền nhau gọi là "Tam Tài". Do đó vảy "Án Thiên" đóng tại gối theo thứ tự từ trên xuống là Đệ Nhất Án Thiên, Đệ Nhị Án Thiên và Đệ Tam Án Thiên thì là gà có quý tướng. Tuy nhiên nếu không có Đệ Nhất mà chỉ có Đệ Nhị hay Đệ Tam Án Thiên thì không phải là gà hay, chỉ trung bình thôi. Một số dịch gỉa diễn nghĩa gà có "Án Thiên" là gà của Trời e không đúng lắm. Quản gà được chia 2 phần Thượng và Hạ, phần gần sát gối gọi là Thiên (trời cao) và phần sát chậu nơi vảy bắt đầu phân nhánh ra các ngón gọi là Địa (đất thấp). Chữ "Án Thiên" có nghĩa là vảy đóng nơi cao nhất trên quản gà.

{Hình vẽ của ĐCCH}

Con gà có vảy "Án Thiên" là loại gà có khí phách quân tử anh hùng ra trận không dễ gì thua. Những con gà có vảy kém hơn thường "soi" vảy "Án Thiên" để biết mặt gà "chính danh quân tử" và biết tài cao thấp mà chịu thua trước. BaLoi có kinh nghiệm qua và từng chứng kiến con gà thường "soi vảy" Án Thiên của quý kê và khiếp đảm bỏ chạy ở hiệp 3 trong khi nó vẫn còn tỉnh táo và khỏe không có dấu hiệu gì là thua.

Trong các loại vảy có liên hệ đến rồng trong Đạo Kê có nhắc đến 3 loại. Đó là Giáp Long, Giao Long và Ám Long.
Gà có Giáp Long là có vảy tròn cạnh và xếp hình như chữ Nhân (人) được xếp lớp như vảy rồng xếp từ đầu đến cuối ngón thới như đã được thầy Mộng Lang giải thích ở câu 2.

"Giao Long Chi Tự' là loại gà có vảy nhữ chữ "Chi" (之) do hai hàng thành và quách giao nhau từ trên gối xuống chậu đa xéo qua xéo lại như chữ chi (Chi tự).

Riêng "Ám Long" là gà có vảy tròn như vảy rồng nhưng không lộ hình tướng (Ám là ngầm, ẩn đi) mà mọc ở những nơi khó thấy như dưới đế chậu hay những nơi khác trong mình gà. Trong Kê Kinh có câu:

Ẩn tinh to nhỏ không cùng,
Nó ẩn dưới chậu danh đồng ẩn long

Theo BaLoi thì chữ "Án" ở đây có nghĩa là "chắn ngang" (theo định nghĩa của Tự điển Việt Nam). Hai chữ Thiên và Địa là thuật dùng từ của cổ nhân để phân biệt nơi cao thấp trong quản gà một cách thi vị hóa mà thôi. Do đó Án Thiên được hiểu là vảy đóng và chắn ngang ở vảy cao nhất trên quản gà.

Còn nếu dịch theo Hán Việt thì chữ "Án" có nghĩa là : Đè xuống - vảy Án Thiên ở trên cao nhất đè các vảy khác bên dưới (quản gà).

159. Khai tiền vảy đóng một bề,
Vàng son đã hết gà chê gà thường.
Gà thường gối vảy ngũ tu,
162. Hoặc chân rọc chậu sinh ngu đui mù.

Câu 159 và 160 : Hai câu này nói đến những vảy xấu của gà. Gà nếu có vảy khai ở mặt tiền, bất kể ở hàng thành hay hàng quách đều là bị chê không còn gì để “vớt vát”. Duy chỉ có một điểm son cuối cùng là nếu gà bị khai tiền và khai luôn cả hậu thì 2 điểm xấu trấn áp nhau thành ra điểm tốt. Khai tiền ở bên hàng quách (bên hàng gần cựa) mà có khai hậu thì thật là quý tướng kê, còn được gọi là “cậu gà nòi” !

Câu 161 và 162 : Gà có vảy “ngũ tu” là vảy nhỏ xếp thành hàng ngang từ gối trở xuống, còn được gọi là “gà nát gối”. Câu 162 nói về lọai gà có đường nứt hay đường đất của vảy như bị cắt thắng (rọc) 1 đường chạy từ vảy trổ xuống kẽ móng chúa (giữa) và móng ngọai. Lọai gà này nuôi chỉ “ăn hại thóc lúa” và nếu đem ra trường chỉ là “bị thịt” cho gà người ta đá chứ không có tài cán gì hết ! Rọc chậu hơi giống "Áp Khẩu" chỉ khác là Áp Khẩu thì chạy từ gối gà xuống kẽ của 2 ngón chân.

Gà có những lọai vảy này thương được sư kê lọai bỏ vào đợt đầu tuyển lựa khi gà được 2 hay 3 tháng.

Ban đầu được viết bởi BaLoi BaLoi viết:

Đây là cặp chân của con gà Shamo của Shamolady trong phần photos đăng lên của member. Con gà này chân có nhiều vảy đặc biệt nên Baloi đăng lên đây để các bạn cùng xem qua.

Ban đầu được viết bởi BaLoi BaLoi viết:

Baloi có nghe đến vảy "Tứ Vi" tức là 4 vày giao đầu nhau. Trong hình con gà này có vảy "Tứ Vi" đóng ngay cựa bên chân trái.

Các cao thủ võ lâm có biết vảy "Tứ Vi" có công dụng và đặc điểm gì không ?

Hình như còn một tên nữa cho lọai vảy này được gọi là vảy "Gạc Thập".

Gà có vảy gạc thập thì hay đâm cựa và có đòn độc, tôi biết một con gà ô chân vàng có vảy này. Từ khi nó khai mỏ tôi đã được xem con gà này, nó có đòn chui thông vỉa, đánh mé mu lưng sập gà luôn. Tôi xem 5, 6 kỳ vần thì trận nào cũng thì con gà đối phương bị đánh 1 đòn nằm bệt dưới chân luôn. Sau ra sới ăn được 2 độ đều chì có hơn 3 hồ.


Ban đầu được viết bởi BaLoi BaLoi viết:

Con gà này của một tay bên Pakistan, giống Indian asil thì phải. Nếu truy gia phả mấy ngàn năm trước có thể có giây mơ rễ má với gà nòi VN.

Con gà này có đặc điểm là mỏ rất ngắn và phẳng lì chứ không có có khía như mỏ ba lá. Đăng lên đây cho các bạn thưởng lãm.



 
Ban đầu được viết bởi BaLoi BaLoi viết:

Con gà này có chân tốt quá, đăng lên cho các bạn xem !

Ban đầu được viết bởi BaLoi BaLoi viết:

Bạn dongphuonggachoi, Đạo Kê hình như cũng có một thủ bản của người Trung Hoa. Không biết bản Đạo Kê của ta là phiên dịch lại hay là do người xưa đặt ra. Baloi không rõ xuất xứ lắm.

Bạn vantuong, gà mà có hay vảy nhỏ chen vao giữa hai vàng vảy nhưng mọc dưới cựa, gần cuối quản là vảy "Ngậm Thẻ" - xấu.
Nếu vảy mọc ở gần khớp của bàn chân mà không thấy vảy này, chỉ trừ khi nào lật lên mới thấy thì là vảy "Yểm Địa" rất quí.

Ban đầu được viết bởi BaLoi BaLoi viết:

Bạn SỨ béo, thầy Mộng Lang đã yêu cảnh mến chùa nên đã bỏ Đạo Kê, thoát mùi tục lụy rồi khôg còn vào đây nữa. BaLoi gọi là thầy vì Mộng Lang là người tu hành Phật pháp.

Câu hỏi của bạn SỨ béo BaLoi có thể trả lời như sau.

Gà thất hậu (không có vảy hậu, hay hậu quá ngắn) hay còn gọi kém hậu tức là gà có vảy hậu khoảng 7 hay 8 vảy hậu và ngắn, chưa xuống tới cựa là những con gà không chuyên về đòn thủ và càng đứng khua càng yếu thế. Nếu Hậu xuống tới ngang cựa là chơi được. Có những con gà Hậu mọc xuống quá cựa thì đó là hậu tốt thướng là 12 vảy trở lên.

Ngoài ra còn phài kiêng và tránh không nuôi những con gà Khai hậu, tức là 1 trong những vảy hậu bị nứt và chia hai ra. Gà Khai hậu có luật trừ để hoá giải nếu con gà có vảy Bể biên.

Nếu con mái gốc có hậu kém thì xác xuất con gà trống con nó sinh ra sẽ có khoảng 50% là gà sẽ kém hậu như chân của con gà mẹ, khoảng 50% còn lại có thể con gà sẽ mang đặc tính của con gà cha, nếu bạn có con gà trống hàng hậu tốt thì từ từ sẽ cải thiện vảy hậu của các thế hệ gà con. Lý do vì đây là về đặc tính di truyền màu lông, chân vảy, vv, của con gà cha lẫn gà mẹ sẽ có nhiều yếu tố quyết định để xem gene nào mạnh hơn dẫn đến việc con gà con sẽ thừa hưởng cái gene mạnh đó từ gà cha hay gà mẹ. Cho nên không thể cho 1 câu kết luận đúng chính xác 100% được.

Như bạn Sứ béo cho biết thì giòng gà mái của bạn rất hay đã nuôi lâu đời và biết gốc gác và thành tích của giòng gà này khi ra trường thì cứ giữ mà chơi chứ bỏ làm gì. Gà ngắn hậu chưa phải là 1 yếu tố quyết định để loại bỏ con gà. Nhưng gà bị Khai hậu thì đúng là 1 yếu tố quyết định để loại bỏ con gà đó.

Trích dẫn Bác Ba ơi, PH xin thêm với bác Ba 1 chút nhé. Nếu có gì thì Bác Ba bỏ quá cho PH.
Gà thất hậu hay loạn hậu: Loại hậu này chưa đến cựa hoặc đến cựa bị chia thành 2 hàng nhỏ lăn tăn tiếp tục đi xuống đến cựa hoặc quá cựa.
Gà đỏan hâu: Hậu quá ngắn chưa tới cựa.
Gà Khai hậu bể biên thì quá tốt, vì thế mới có câu" Bể biên khai hậu là cậu gà nòi" nhưng bác Ba vẫn còn thiếu nếu Khai hậu mà có vảyVẫn cán thì cũng rất tốt. ( Khai hậu xấu, Vấn cán cũng xấu. 2 xấu cộng lại = Đẹp)
Gà có loại hậu này cũng xấu là: Đại giáp hậu ( hậu đang đều tự nhiên có 1 vảy hậu to) loại gà này thường là không hay về nước khuya.
Nếu PH có thiếu sót gì thì mong bác Ba bổ sung thêm. mời bác Ba



Người sửa: ganoi25 - 17/10/2011 lúc 4:33am
Quay lên trên
thuylucngan Xem...
Thành viên uy tín
Thành viên uy tín
Hình đại diện

Gia nhập: 18/02/2011
Khu vực: Bắc Giang
Tình trạng: Offline
Điểm: 6080
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 15/10/2011 lúc 8:22pm
Cảm ơn bạn nhiều !
Cuộc đời sướng hay khổ là do mình tự cảm nhận
Quay lên trên
coviucbvn Xem...
Hàng xáo
Hàng xáo
Hình đại diện

Gia nhập: 18/02/2011
Khu vực: Cao Bằng
Tình trạng: Offline
Điểm: 5938
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 15/10/2011 lúc 8:28pm
bác nào ham mê chân vảy thì vào bàn tán đi
Đức 17t sdt:01649586184
YH: what_is_love_236
Quay lên trên
thelanqb Xem...
Thiếu niên
Thiếu niên
Hình đại diện

Gia nhập: 30/03/2011
Khu vực: đây chứ đâu
Tình trạng: Offline
Điểm: 2722
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 15/10/2011 lúc 8:41pm
phải lâu lắm rồi em mới login vào diễn đàn. đây là bài biết tuy còn thiếu nhưng thế này thì nhiều người cũng ngã mủ thấn phục.
hiện tại, đứa bạn cạnh nhà đang sở hữu một chiến kê thứ thiệt. Nhân tự thới + ngón thới không hề chạm đất, phải chăng đây là con gà sát siu đang hồi sinh dưới bóng của một con gà tía.
cứ mổi trận gà thì điều đầu tiên mình làm là xem xét hết con gà, sau đó mới tìm hiểu chủ kê là ai, chính thế nó đã mang lại cho em không biết bao nhiêu trận thắng.
rất vui làm quen với bác
Quay lên trên
vuxuanloi Xem...
Q.lý Diễn đàn
Q.lý Diễn đàn
Hình đại diện

Gia nhập: 09/03/2011
Khu vực: 2NT
Tình trạng: Offline
Điểm: 4076
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 15/10/2011 lúc 9:22pm
Dài quá nhể? anh em nào thích xem chân thì sướng phải biết. :))
Quay lên trên
xuan_thuy_94 Xem...
Thanh niên
Thanh niên
Hình đại diện

Gia nhập: 16/09/2011
Khu vực: Tp Hồ Chí Minh
Tình trạng: Offline
Điểm: 3348
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 15/10/2011 lúc 10:20pm
đọc hết mà mớj hjểu sơ sơ à
bài vjết dài wá
Bạn không phải là người giỏi nhất nhưng cách cư xử và hành động của bạn quyết định bạn là người như thế nào trong mắt mọi người
Phone : 0923174150....01674318020
Quay lên trên
Ntt Xem...
Bình luận viên
Bình luận viên
Hình đại diện

Gia nhập: 28/12/2010
Khu vực: Hà nội phố
Tình trạng: Offline
Điểm: 5920
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 16/10/2011 lúc 12:59am
đc đấy
Người ta hơn mình cái giàu sang, mình hơn người ta cái đàng hoàng.
Quay lên trên
CaKhoai Xem...
Q.lý Diễn đàn
Q.lý Diễn đàn
Hình đại diện

Gia nhập: 13/09/2008
Khu vực: Hà Nội
Tình trạng: Offline
Điểm: 5223
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 16/10/2011 lúc 5:16am
1. Mọi người nên ghi rõ nguồn bài viết.
2. Cá nhân tôi thì cứ phải là kinh chân đã, kinh kê xét sau. :))
Quay lên trên
Sỹ Chúc Xem...
Thành viên uy tín
Thành viên uy tín
Hình đại diện

Gia nhập: 15/05/2010
Khu vực: Nhà quê
Tình trạng: Offline
Điểm: 2055
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 16/10/2011 lúc 6:59am
đúng là dài thật, lấy từ tàng kinh các trong ganoi ra đây mà, họ dấu đi r mà vẫn lấy dc tài thật Big smile
Vạn sự tùy Duyên!
Quay lên trên
minhkhuong97 Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 06/10/2011
Khu vực: haiduong
Tình trạng: Offline
Điểm: 34
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 16/10/2011 lúc 7:09am
bài viết hay quá thank, dg tìm và nghiên cứu những loại vải tốt sấu ở gà 
Quay lên trên
kenvin007 Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng


Gia nhập: 05/03/2011
Khu vực: YD - bắc giang
Tình trạng: Offline
Điểm: 400
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 16/10/2011 lúc 10:03am
bài này copy bên ganoi.com sang
Quay lên trên
Tuấn Gà Chọi Xem...
Thiếu niên
Thiếu niên
Hình đại diện

Gia nhập: 22/06/2011
Khu vực: Văn Phú-Hà Đông
Tình trạng: Offline
Điểm: 1590
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 16/10/2011 lúc 7:03pm
Cảm ơn anh...!!
Tuấn Gà Chọi
Yahoo: quamuonmangdenoiloi_yt
Quay lên trên
locbinh Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng
Hình đại diện

Gia nhập: 04/08/2011
Khu vực: Lạng Sơn
Tình trạng: Offline
Điểm: 339
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 17/10/2011 lúc 8:35pm
Tuyệt !Nghệ thuật là đây !
Quay lên trên
toanminh85 Xem...
Nhi đồng
Nhi đồng


Gia nhập: 19/10/2011
Tình trạng: Offline
Điểm: 3
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 19/10/2011 lúc 12:54am
thanks bannoi25
Quay lên trên
truongthanh Xem...
Thành viên uy tín
Thành viên uy tín
Hình đại diện

Gia nhập: 04/03/2011
Khu vực: Quảng Nam
Tình trạng: Offline
Điểm: 3078
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 19/10/2011 lúc 1:23am
hố hố tiếp đi You, hay ơi là hay.
1. Ghi rỏ nguồn xuất xứ của bài viết
2. Tớ nhìn gà : Liền lạc, khỏe mạnh + ko có vảy xấu rồi tới mới chấm nhưng trước tiên em nó là chân đá đi đầu :D kể cả mái :D
"AE 4 phương thích giao lưu thì alo 0902898532"
Quay lên trên
thu_hung_linh_ke Xem...
Sư kê
Sư kê
Hình đại diện

Gia nhập: 15/09/2008
Khu vực: Hà Nội
Tình trạng: Offline
Điểm: 10014
Liên kết trực tiếp tới Chủ đề này Ngày đăng: 19/10/2011 lúc 5:06am
Clap bổ ích đấy , biết hết rồi nhưng đọc mãi vẫn thấy hay
gà chọi hay thôi chưa đủ...
Quay lên trên
 Phúc đáp Phúc đáp Trang  12>
  Chia sẻ Chủ đề   

Chuyển đến Chuyên mục Quyền tại Chuyên mục Xem...






Trang này được tạo ra trong 0.281 giây.