In | Đóng cửa sổ

Sai ngữ pháp

Được in từ: Gadon Vietnam
Chuyên mục: CHIA SẺ KINH NGHIỆM, TRỢ GIÚP
Tên điễn đàn: Tiếng Việt
Tóm tắt nội dung diễn đàn: Bộ gõ tiếng Việt
URL: http://www.gadonvietnam.net/forum_posts.asp?TID=3463
Ngày in: 26/01/2025 lúc 6:52am


Chủ đề: Sai ngữ pháp
Tác giả: khoa troc
Tiêu đề: Sai ngữ pháp
Ngày đăng: 15/12/2010 lúc 9:46am

Trong tiếng Việt, tính từ luôn đi sau danh từ. Vậy mà hàng ngày rất nhiều ngưòi vô thức đọc hoặc viết 1 câu sai bét, dù ngưòi đó thậm chí là nhà ngôn ngữ uyên bác.

Ai tìm được câu đó, khoa troc xin cắt...tiết gà và dâng rượu!


-------------
Caí gì cũng biết 1 tí, nhưng mà tí thì biết cả 2.



Hồi âm:
Tác giả: CaKhoai
Ngày đăng: 15/12/2010 lúc 4:49pm
Không hẳn là sai đâu. Ngôn ngữ nào cũng có những cái bất quy tắc hoặc được chấp nhận trong thơ ca hay được đông đảo quần chúng chấp nhận. Để ví dụ thì mất cả ngày cũng chẳng viết hết.
Ví dụ: "xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển, xanh bầu trời xanh cả những ước mơ."
hoặc,
"Trắng rừng biên giới nở hoa mơ"
...
Bác Khoa trọc chẳng phải tìm ai đâu, cứ ông Tố Hữu và thơ ông Tố Hữu mà phang thì ra đầy kiểu này.


-------------


Tác giả: khoa troc
Ngày đăng: 15/12/2010 lúc 9:19pm

Rất hay và có lý, nhưng đó là thơ, trong thơ có thể đảo thứ tự để tạo vần điệu và cảm xúc...Nhưng văn xuôi thì khó được chấp nhận, hoặc mặc nhiên người ta chấp nhận vì nó đã được dùng sai quá quá nhiều đến nỗi trở thành đúng ( trở thành ngoại lệ hay bất tuân quy tắc) mặc dù hoàn toàn có thể dùng đúng cách.



-------------
Caí gì cũng biết 1 tí, nhưng mà tí thì biết cả 2.


Tác giả: CaKhoai
Ngày đăng: 15/12/2010 lúc 10:18pm
Nếu kể như bác Khoa thì nhiều lắm. Bác có thể thấy đầy trên các mặt báo hay sách về cách dùng từ như vậy. Rất nhiều từ Hán-Việt được dùng theo cách đặt tính từ lên trước danh từ.
Ví dụ: Đại gia, Lão gia, Tiểu đệ, Đại huynh, Đại ca, Thâm sơn, Cùng cốc... Thông thường, tôi nghĩ, cách đặt tính từ lên trước danh từ dùng để nhấn mạnh và hoàn toàn có thể chấp nhận được. Một ví dụ khác về cách dùng từ như vậy để chứng tỏ rằng tính từ đứng trước danh từ dùng để nhấn mạnh và khi dùng thường xuyên thì sẽ được chấp nhận, trở thành chuẩn mực. Ví dụ, nếu bác bị đau đầu thì bác kêu "Đau đầu quá!"(1) hoặc "Đầu đau quá!"(2). Trong trường hợp này, (1) mạnh hơn hay (2) mạnh hơn và câu nào đúng? :)

-------------


Tác giả: khoa troc
Ngày đăng: 16/12/2010 lúc 1:20am

Những từ Hán- Việt là những từ mượn, sau khi được phiên âm vẫn mang nguồn gốc tiếng Hán có cấu trúc tính từ đứng trước. Tạm không bàn đến.

(1) Đau đầu quá! là câu cảm thán, được nói tắt, trong câu này đại từ đứng trước đã ẩn : (Tôi) đau đầu quá! Hoặc ở dạng bị động: Tôi bị đau đầu quá!  Đau ở đây là động từ.
 
 


-------------
Caí gì cũng biết 1 tí, nhưng mà tí thì biết cả 2.


Tác giả: CaKhoai
Ngày đăng: 16/12/2010 lúc 2:48am
Bác xem lại tiếng Việt đi.  Ai bảo bác rằng từ Hán Việt không phải là tiếng Việt? :) Cũng may mà có ông A-lếch-zan-đờ-rốt nào đó, không thì bây chừ anh nói khác bọn Tàu khựa là mấy đâu? Theo tôi, tiếng Việt là cái thứ giống như giun trước đây được la-tinh hóa mà thôi, không có gì là của mình đâu, của Tàu đấy!
Nói thêm về Tính từ trong tiếng Việt, bác nhé (có nguồn trích đàng hoàng).
"Thông thường, tính từ được đặt sau danh từ. Tuy nhiên, một số trường hợp tính từ lại được đặt lên trên. Phần lớn trong số này là từ gốc Hán. Ngoài ra, trong thơ ca, tính từ được đảo lộn lên trước để miêu tả cảm giác, phong cảnh hoặc màu sắc.... Thêm nữa, một số từ thuộc Chủ nghĩa thì tính từ cũng hay được đặt lên trước"
 
Tranh luận về tiếng Việt mệt lắm. Tính từ trong tiếng Việt tương đối đặc biệt nên không thể nói vậy được. .
Ví dụ:
- Anh ấy kiếm ít tiền lắm,
- Trong lớp có nhiều sinh viên ngoại quốc,
- Tôi có đủ tiền để mua cả một đàn gà,
- Anh ấy tốt số.
- Cá nhân chủ nghĩa,
- Cộng sản chủ nghĩa,
- Chuyên gia,
- Công trình sư...
Cách bác chối từ/phủ nhận không được công bằng cho lắm. Bây giờ, bác cứ đem cụ Nguyễn Du và Truyện Kiểu ra phang tiếp xem có đúng không nhé.
"Lơ thơ tơ liễu buông mành," = Tơ liễu buông mành lơ thơ
"Mấy lần cửa đóng then cài," = Cửa đóng then cài mấy lần
 
Chắc cụ Nguyễn Du không phải "hàng" thường rồi, bác nhẩy? :)) Thôi! Thế này đi! Nếu bác có lòng tihf anh em có dạ chứ cũng chẳng hám hố con gà lắm đâu. Bác chịu hay không thì tùy thôi, hehe.
 
 
 


-------------


Tác giả: khoa troc
Ngày đăng: 16/12/2010 lúc 4:51am

Vậy mới gọi là bàn luận. Nếu cứ coi những cái có sẵn là chuẩn mực thì sẽ không bao giờ sửa sai được.( ý kiến riêng của tôi)

Có thể Cả khoai nhầm giữa tiếng( nói) và chữ viết. Tiếng Việt có từ thời hồng hoang, rất riêng biệt chứ không phải là tiếng Tàu. Một ngôn ngữ có thể chuyển sang hệ ký tự khác là chuyện bình thưòng nhưng không mất đi ngôn từ của nó.
Tôi đã công nhận ở trên là trong thơ ca có sự đảo trật tự để tạo vần điệu và cảm xúc. Vậy không bàn nữa.
Trong tiếng Việt,  những từ phiên âm từ tiếng hán sang có yếu tố tính từ đứng trước được dùng như 1 danh từ. Trong các văn bản trước cách mang tháng 8 phân biệt rất rõ, những từ này bắt buộc phải có dấu (-) ở giữa, và phải viết hoa chữ đầu: Đại-ca, Tiểu-đệ...lúc này nó đã là 1 danh từ ghép. Nếu không có dấu gạch ngang sẽ đựoc hiểu là tính từ (ghép)
Anh ấy kiếm ít tiền lắm.   -> ít ở đây không phải tính từ mà là trạng từ bổ nghĩa cho động từ kiếm
Cá nhân chủ nghĩa là 1 tính từ ghép, như phân tích ở trên.
Chủ nghĩa-cá nhân là 1 danh từ ghép.......
Bàn luận cho vui, gà , tiết và rựơu thì luôn sẵn sàng.
 


-------------
Caí gì cũng biết 1 tí, nhưng mà tí thì biết cả 2.


Tác giả: CaKhoai
Ngày đăng: 16/12/2010 lúc 6:32am
Đúng là bàn luận thì mới thế. Tuy nhiên, những ví dụ và những gì trên đây được lâý từ sách giáo khoa ra, không phải do Khoai tự viết. Bác xem lại giúp định nghĩa tính từ trong tiếng Việt nhé. :)

-------------


Tác giả: ò ó o
Ngày đăng: 16/12/2010 lúc 6:45am
Clap mấy bác này lớn tuổi rồi,nào là công việc bề bộn nào là gà với vịt thế mà kiến thức tiểu học vẩn Okhe. thật bái phục thạt lòng mà nói đa số trẻ em bây giờ không nắm vững[trong đó có con tôi và tôiLOL] buồn quá qua than với anh bạn thì thấy củng như nhau nó thế này các bác[không biết có lộn chuồng không đâyLOL
Trong giờ học tiếng anh thầy giáo gọi A đứng dậy đọc từ 1 tới mười.A mới đếm tới 5 thì nghe thầy lớn tiếng ngồi xuống 1 điểm
A vội hỏi lại; thưa thầy em đếm chưa đủ sao thầy cho em 1d
Thầy giáo;tiếng anh bên mỹ không có vùng nào nói giọng quãng nam em  đọc bằng giọng địa phương nên sai ngồi xuống
Về nhà A kể lại cho ba em dường như hiểu chuyện hôm sau người cha mang đến tặngthầy 1 cập gà chọi.
tuần sau trong giờ phát lại bài TL văn tỏ ý tuyên dương A.thầy nói;
bài văn của A  ý nghỉa và súc tích sau đó thầy đọc;
sau cơn mưa rất to bầu trời bổng bừng sáng xa xa một chiếc thuyền câu đang lơ lửng trên đỉng núi.
Thầy giáo nói tiếp văn tuy ngắn vô lí nhưng nhưng nói lên được tình hình bão lũ vừa qua.
Vê nhà A mang ra khoe với ba với vẻ mặt hớn hở. cầm bài văn được điểm 10 của con người cha liền mỉm cười nhưng khi đọc xong ông vội quay đi.?

























Tác giả: khoa troc
Ngày đăng: 16/12/2010 lúc 7:12pm
Ban đầu được viết bởi CaKhoai CaKhoai viết:

Đúng là bàn luận thì mới thế. Tuy nhiên, những ví dụ và những gì trên đây được lâý từ sách giáo khoa ra, không phải do Khoai tự viết. Bác xem lại giúp định nghĩa tính từ trong tiếng Việt nhé. :)
Có lẽ mình phải học lại tiếng Việt thật..heheBig%20smile

-------------
Caí gì cũng biết 1 tí, nhưng mà tí thì biết cả 2.


Tác giả: CaKhoai
Ngày đăng: 16/12/2010 lúc 7:31pm
Anh em vui tí thôi nhưng quả thực tiếng Việt rối rắm. Thế này đi. Cuối tuần này có rảnh thì mới bác qua nhà Khoai uống rượu.

-------------


Tác giả: Cóc
Ngày đăng: 16/12/2010 lúc 7:37pm
Cho em đi để em bổ túc tiếng viêÌ£t với...keke

-------------


Tác giả: CaKhoai
Ngày đăng: 16/12/2010 lúc 7:43pm
Chú Cương qua dạy thêm cho anh nữa nhé. :)

-------------


Tác giả: Cóc
Ngày đăng: 16/12/2010 lúc 7:46pm
Ban đầu được viết bởi CaKhoai CaKhoai viết:

Chú Cương qua dạy thêm cho anh nữa nhé. :)


Úi..tổn thoÌ£ em, em qua rót rươÌ£u thôi. TuâÌ€n naÌ€y chắc không qua được, tuâÌ€n sau nhất điÌ£nh laÌ€ phiêÌ€n bác cả vaÌ€ bác Khoa ít tóc LOLLOLLOL


-------------


Tác giả: khoa troc
Ngày đăng: 17/12/2010 lúc 9:20am
Ban đầu được viết bởi CaKhoai CaKhoai viết:

Anh em vui tí thôi nhưng quả thực tiếng Việt rối rắm. Thế này đi. Cuối tuần này có rảnh thì mới bác qua nhà Khoai uống rượu.
Tiếc thật, tuần này bận mất rồi... Để tuần sau đi, chú Rồng mun nhớ đem rượu Mắt rồng đến anh em thưởng thức nhé!

-------------
Caí gì cũng biết 1 tí, nhưng mà tí thì biết cả 2.


Tác giả: Cóc
Ngày đăng: 17/12/2010 lúc 6:29pm
Ban đầu được viết bởi khoa troc khoa troc viết:

Ban đầu được viết bởi CaKhoai CaKhoai viết:

Anh em vui tí thôi nhưng quả thực tiếng Việt rối rắm. Thế này đi. Cuối tuần này có rảnh thì mới bác qua nhà Khoai uống rượu.
Tiếc thật, tuần này bận mất rồi... Để tuần sau đi, chú Rồng mun nhớ đem rượu Mắt rồng đến anh em thưởng thức nhé!


Ôlala...vuÌ£ naÌ€y coi như đã ấn điÌ£nh nhé các bác. Em sẽ thiết kế tửu kê LOLLOLLOL


-------------


Tác giả: CaKhoai
Ngày đăng: 18/12/2010 lúc 4:40pm
OK. :) Đúng chiều CN ta khai mồm.

-------------


Tác giả: sư vuơng
Ngày đăng: 22/01/2011 lúc 4:49am
 Bây giờ mới đọc chỗ này thấy cũng hay. Riêng về hai thí dụ của hai anh Cả Khoai và Khoa Trọc về nhà trắng và xanh, rừng, xanh trời, xanh biển xanh cả giấc mơ gì đó tôi thấy cả hai cách dùng đều đúng tiếng Việt. Câu của anh Khoa chữ tĩnh từ đi sau để chỉ rõ tiếng danh từ truớc nó, ví dụ nhà trắng, chữ chính là cái nhà, trong khi nhà thơ nào đó viết thì cái chính ông nói đến là màu xanh.

-------------
Cú»™c đời đó có bao lâu mà hững hờ. TCS


Tác giả: khoa troc
Ngày đăng: 24/01/2011 lúc 6:11am
Ban đầu được viết bởi sư vuơng sư vuơng viết:

 Bây giờ mới đọc chỗ này thấy cũng hay. Riêng về hai thí dụ của hai anh Cả Khoai và Khoa Trọc về nhà trắng và xanh, rừng, xanh trời, xanh biển xanh cả giấc mơ gì đó tôi thấy cả hai cách dùng đều đúng tiếng Việt. Câu của anh Khoa chữ tĩnh từ đi sau để chỉ rõ tiếng danh từ truớc nó, ví dụ nhà trắng, chữ chính là cái nhà, trong khi nhà thơ nào đó viết thì cái chính ông nói đến là màu xanh.
Vậy bác Sư tử vua bảo khỉ.. đỏ đít hay khỉ đít đỏ là đúng?LOLLOL

-------------
Caí gì cũng biết 1 tí, nhưng mà tí thì biết cả 2.


Tác giả: vuxuanloi
Ngày đăng: 05/05/2011 lúc 3:07am
Haizzz, chữ  thầy trả thầy mất rồi, em đọc các bác viết mà cứ lùng bà lùng bùng,.
Ngoài thềm rơi chiếc là đa,
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng,
Trần Đăng Khoa viết thế thì "rất mỏng" ở đấy thuộc từ gì?



In | Đóng cửa sổ